VỀ BÌNH THUẬN

Văn hóa Bình Thuận

Văn hóa Bình Thuận

Văn hóa Bình Thuận

Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu.

Du lịch bình thuận nguoi_cham001 Văn Hóa Về Bình Thuận  Văn Hóa

Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo (nghĩa là “đời đời tốt đẹp”). Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

 Các lễ hội dân gian tại Bình Thuận:

* Hội Ðền Dinh Thầy: Diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch tại đền Dinh Thầy, Hàm Tân, Bình Thuận là ngày giỗ Thầy và Thím. Theo truyền thuyết có 2 vội chồng: Thầy và Thím quê Quảng Nam sống ở thế kỷ 19, học đạo, đồng thời chữa bệnh cho nhân dân trong vùng theo pháp luật. Trong phiên tòa xử án, Thầy và Thím đã cuốn lụa biến thành rồng đỏ bay vào Hàm Tân (Bình Thuận) sống tại đây và làm thuốc trị bệnh cứu giúp dân lành cho đến khi qua đời. Dân trong vùng thương tiếc lập đền thờ Thày và Thím. Hội Dinh Thày còn mang nhiều tín ngưỡng mê tín, dân đến cúng giỗ rất đông, cầu cúng xin xăm, xin lá số. Nhân dân trong vùng mang theo nhiều lễ vật để dự lễ cúng chay vào tối 15, cúng cỗ chay và cỗ mặn vào ngày 16 tháng 9.

* Lễ Hội Mbăng Katê: Lễ hội được tổ chức vào tháng 8, 9 âm lịch (đầu tháng 7 Chăm lịch), tại các lăng, tháp sau đó chuyển về gia đình đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có qui mô lớm nhất, kéo dài 5 ngày của người Chăm theo đạo Bà La Môn. Ðây là lễ Tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như Po Klong Grai Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là việc thăm viếng, kết ngchĩa bạn bè… Buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần , tắm tượng , mặc áo , đội mũ cho tượng… Khi trời sắp tối là kết thúc các nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia các trò vui như ngâm thơ, chơi nhạc,… Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Raglai trên núi cũng xuống dự hội, chia sẻ niềm vui với người Chăm.

* Lễ Cầu Yên: Là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm, được tổ chức hàng năm tại các làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch kéo dài khoảng 3 ngày đêm. Dân làng làm lễ cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền. Ngoài ra đồng bào dân tộc Chăm ở Bình Thuận thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Ðảo, lễ Rija Nưa, lễ Ðấp Ðập, lễ Cấm Phòng..

 Những cái “nhất” của tỉnh Bình Thuận

– Mũi Né – đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam. Với diện tích gần 50 ha và thuộc địa bàn TP Phan Thiết, Mũi Né hấp dẫn du khách trước hết nhờ diện mạo thay đổi đa dạng sau mỗi đợt gió lớn, thậm chí sau một đêm hình dạng đã khác đi. Sau nữa do cát ở đây trông rất đẹp mắt với nhiều màu tự nhiên: đỏ, hồng, vàng, trắng, ngà, lam đen… óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

– Có nhiều khách sạn, resort nằm dọc biển nhất Việt Nam, với 78 khách sạn xây bằng nhiều loại vật liệu: ngoài xi măng, gạch, cát… còn có một số kiểu dáng nhà Việt Nam bằng gỗ, mây, tre, tranh… Cái lớn nhất rộng 100.000m2, nhỏ nhất 2.000m2.

– Bãi đá Cổ Thạch có tạo hình và màu sắc phong phú nhất Việt Nam. Đó là bãi đá dài khoảng 1,5 km, rộng từ 15-20m, trữ lượng hơn 243.000 tấn, với đủ hình dạng và màu sắc độc đáo nhờ sự “phối màu” thiên nhiên. Lớp lớp các viên đá nâu, vàng, tím, trắng, xanh lam quyện lẫn vào nhau, hoặc nằm riêng từng mảng màu, kích thích trí tưởng tượng cũng như cung cấp cho du khách một bức tranh bằng đá giữa trời biển mênh mang. Lớp đá dày nhất có nơi đến gần 2m. Nằm chung trong một quần thể, khu Cổ Thạch này còn có chùa Hang, có đồi cát trắng, nước biển xanh biếc quanh năm, nay thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

– Có mõ gia trì (để tụng kinh) bằng gỗ mít lớn nhất Việt Nam hiện đặt tại chùa Phật Quang (TP Phan Thiết). Mõ cao 0,80m, bề ngang 0,92m, chạm khắc hình kình ngư do 3 người thợ gốc Quảng Nam chế tác từ năm 1997 đến năm 2004 mới xong.

– Có lễ hội Nghinh ông Quan Thánh Đế Quân lớn nhất Việt Nam(do người Hoa mở 2 năm một lần tại Phan Thiết sau ngày rằm tháng bảy âm lịch). Lễ hội rước kiệu Quan Thánh qua các đường phố lớn từ sáng sớm đến trưa, thường có đến 1.500 người thuộc các hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu tham gia diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống, dân gian của người Hoa. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày.

– Rồng xanh bằng mây tre dài nhất Việt Nam được làm ra cách đây 100 năm, dài đến 49m, bên ngoài bọc lớp vải màu xanh lá cây. Phải cần đến khoảng 120 người thay phiên nhau đỡ rồng và múa rồng trong buổi đại lễ rước Ông (Quan Thánh Đế Quân).

– Bình Thuận còn có Công ty Vĩnh Hảo là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nuôi trồng tảo quý Spirulina – nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất các loại bột hoặc dạng viên có công dụng duy trì và bồi bổ sức khỏe.

– Bộ kinh Pháp hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất ViệtNam.

– Quả chuông gia trì lớn nhất Việt Nam.

– Cặp bình gốm Chăm lớn nhất Việt Nam.

– Người có Bộ sưu tập Bướm nhiều nhất Việt Nam.

– Người chụp ảnh động vật hoang dã nhiều nhất Việt Nam.

– Bộ xương cá Voi lớn nhất Việt Nam.

– Tượng Phật Thích ca nhập niết bàn – Tượng Phật dài nhất Việt Nam.

 

Nguồn nội dung : Internet

Cuộc sống là hưởng thụ