Bảo Lộc ( hay còn gọi là cao nguyên B’lao) là một thành phố của tỉnh Lâm Đồng. Trước đây Bảo Lộc được biết đến là một huyện, sau này được tách ra thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Đến 2010 thị xã Bảo Lộc được công nhận thành thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Diện tích : 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Phía Đông, phía Nam và phía Bắc giáp với huyện Bảo Lâm. Phía Tây giáp với huyện Đạ Huoai.
Dân số: chủ yếu là người kinh với 153.000 người/33.045 hộ; có 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33% dân số ( trong đó người dân tộc Mạ chiếm tỷ lệ cao nhất, cũng là người sinh sống đầu tiên ở vùng đất này).
Lịch sử hình thành Bảo Lộc
Bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra vùng đất Blao năm 1893. Sau đó Paul Doumer đã cử đoàn thám hiểm đến khảo sát vùng đất này
1932 Quốc Lộ 20 từ Sài Gòn lên Đà Lạt, đi qua địa phận Bảo Lộc được hình thành. Bảo Lộc được chọn làm thủ phủ của Lâm Đồng vào năm 1958.
Từ sau năm này, cơ sở hạ tầng Bảo Lộc phát triển hơn, trong đó có một số công trình sau: nhà máy nước (1962), tòa hành chính tỉnh ( hoàn thành 1959), nhà máy đèn (1957), khôi phục lại chợ cũ sau khi bị cháy khang trang hoàn thiện hơn (1961), hệ thống đường bắt đầu được trải nhựa; mở thêm các tuyến đường từ trung tâm Bảo Lộc đến các xã Tân Phát, Tân Rai, Thanh Xuân. Sân bay Bischenee’ được sửa chữa vào năm 1964, sử dụng cho máy bay du lịch loại nhỏ. 1966 sân bay Lộc Phát được xây dựng, phục vụ mục đích quân sự.
Tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức sáp nhập làm tỉnh Lâm Đồng, Bảo Lộc thành thị trấn huyện lỵ. Bảo Lộc được chia thành hai đơn vị: hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm vào năm 1994.
Bảo Lộc không ngừng đổi mới về mọi mặt và đã trở thành đô thị lớn thứ hai của tỉnh Lâm Đồng.
Mã vùng điện thoại: 063 ( cập nhật đến 17/4/2017)
Biển số xe: 49
Địa hình
Đặc trưng bởi địa hình núi cao, đồi dốc và thung lũng
+ Núi cao: phân bố chủ yểu ở phía Tây Nam, độ cao từ 900-1100m so với mực nước biển, chiếm khoảng 11% diện tích thành phố
+ Đồi dốc: độ cao từ 800-850m so với mực nước biển, độ dốc lớn, dễ bị xói mòn, chiếm diện tích đa số khoảng 79% diện tích thành phố
+ Thung lũng: tập trung chủ yếu ở 2 xã Lộc Châu, Đại Lào ( là 2 xã đầu tiên khi đặt chân vào thành phố Bảo Lộc từ hướng Sài Gòn đi lên), chiếm 9,2% diện thích thành phố
Thời tiết, khí hậu
Bảo Lộc nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng bị ảnh hưởng bởi địa hình đồi núi cao trên 800m do đó khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo. Được xem như là thành phố mát mẻ quanh năm của cả nước.
Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22, cao nhất ~27 độ, thấp nhất ~ 16độ
Bảo Lộc có 2 mùa:
Mùa khô : nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp, tạo cảm giác mát mẻ, không quá nóng bức như Hà Nội, Sài Gòn.
Mùa mưa ( tháng 4-11), tập trung nhiều tháng 7-9
Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng cho vùng đất Bảo Lộc.
Thủy văn
Bảo Lộc tập trung nhiều thác suối,cung cấp nước phục vụ nông nghiệp và mang lại giá trị về du lịch ( hệ thống sông DaR’Nga, hệ thống suối Đại Bình, hệ thống suối ĐamB’ri, nước ngầm…)
Phương tiện đi Bảo Lộc
Từ TP.Hồ Chí Minh hay Hà Nội, du khách có nhiều phương tiện để lựa chọn hình thức di chuyển như: xe máy, xe ô tô, máy bay,..
Phương tiện đi Bảo Lộc từ TP.Hồ Chí Minh
Khoảng cách Sài Gòn- Bảo lộc khoảng 180km, có thể đi bằng các phương tiện như: xe máy, oto, máy bay.
Xe máy:
Xuất phát ở Sài Gòn, đi thẳng Quốc lộ 1, đến ngã ba Dầu Dây ( Trảng Bom- Đồng Nai) rẽ trái vào Quốc lộ 20, đi thẳng là đến Bảo Lộc
Trên đường đi du khách sẽ đi qua một số địa danh như: ngã ba Dầu Dây, sông La Ngà, núi Đá Chồng ( Định Quán- Đồng Nai)
Thời gian chạy xe: trung bình khoảng 4-5 tiếng( bao gồm nghỉ 1 chặng ở Đồng Nai)
Xe ô tô:
TP.Hồ Chí Minh - Bảo Lộc có rất nhiều tuyến xe oto chạy ngày đêm, liên tục.
Thành Bưởi : Trung bình 15 phút có 1 chuyến xe SG- BL và ngược lại
+ Giá vé:
Giường nằm: 190k/ người
Ghế nằm: 220k/ người
Ghế ngồi: 160k/ người
+ Bến xe tại Sài Gòn: hotline 1900 6079
Trụ sở chính: 266-268 Lê Hồng Phong, P4, Q5, TpHCM
Phòng vé Bến xe Miền Đông - quầy số 81
1 Vĩnh Viễn, P2, Q10
Số 586, Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP.HCM - SĐT: 08.35.125566
48 C Xa Lộ Hà Nội
+ Bến xe tại Bảo Lộc: Hotline 0633727 727
139 Trần Phú, Lộc Sơn, Bảo Lộc
Xe Phương Trang: các tuyến xe chạy liên tục trong ngày
Giá vé: giường nằm 190k
Bến xe tại Sài Gòn: Hotline: 19006067
Địa chỉ
323 Phạm Ngũ Lão
373 Đinh Bộ Lĩnh ( bến xe miền Đông)
468 Điện Biên Phủ ( Hàng Xanh)
203B Lê Hồng Phong, P4, Q5
798 Xa Lộ Hà Nội
Hotline: 19006067
Bến xe tại Bảo lộc : hotline 0633 731 731
458 Trần Phú, Phường 2, Tp Bảo lộc
Ngoài ra còn có các nhà xe khác chạy mỗi ngày 1-2 chuyến theo các khung giờ cố định như
Xe Tường Vũ : hotline 0902.62.67.55
Xe Ngọc Huệ : 0918333001
Địa chỉ: Số 47 Hoàng Dư Khương, P2, Q10, TP HCM
Xe Thành Đạt: 0908.536.211
Xe Quang Thắng: 0913.747.502
Xe Nhật Đoan limousine: 0633 91 91 39
Máy bay
Có thể bay chuyến bay Sài Gòn- Đà Lạt, đáp sân bay Liên Khương
Trung bình có hơn 8 chuyến bay mỗi ngày Sài Gòn- Đà Lạt, thời gian bay 50 phút, của các hang hàng không như :Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar.
Sau đó du khách rời sân bay di chuyển về Bảo Lộc bằng các phương tiện như: xe máy, oto, xe bus, taxi.
Phương tiện đi Bảo Lộc từ Đà Lạt
Khoảng cách Đà Lạt - Bảo Lộc là 110km, thời gian đi khoảng 3 tiếng. Các phương tiện có thể sử dụng: xe máy, oto, xe bus, taxi
Xe máy
Từ Đà Lạt đi thẳng quốc lộ 20 là đến Bảo Lộc. Trên đường đi sẽ đi ngang qua thác Pren, đập thủy điện Đa Nhim, thác Pongour
Bên cạnh đó có thể trải nghiệm cung đường đèo Tà Nung, đi ngang qua CF Mê Linh, hoặc đèo Dran, đi ngang qua Đơn Dương ( một vùng trồng rau quy mô lớn của Lâm Đồng, có khu trồng hoa Hướng Dương, Tam Giác Mạch, hoa dã quỳ)
Xe oto
Xe Thành bưởi:
Bến xe tại Đà Lạt: 53 Phan Bội Châu, Đà Lạt
SĐT: 06339393939 – 0633540540
Xe bus
Xe bus Phương Trang
Tuyến xe bus số 60: Đà Lạt – Bảo Lộc
Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> Trần Phú -> Ngã tư kim Cúc -> 3/4 -> đèo Prenn -> Qlộ 20 -> Ngã ba Finom -> thị xã Bảo Lộc -> đường 28/3 -> Nguyễn Công Trứ -> bến xe Hà Giang
Thời gian: 180 phút
Hoạt động: 4h 35’ -> 19h 55
Cao điểm: 20’/ chuyến
Thấp điểm: 50’/ chuyến
Phương tiện đi Bảo Lộc từ Hà Nội
Du khách đi Hà Nội - Bảo Lộc với quãng đường khoảng 1.600km có thể lựa chọn phương tiện hàng không kết hợp với đường bộ. Cụ thể như sau: du khách bay chuyến bay Hà Nội- Sài Gòn ( đáp sân bay Tân Sơn Nhất), hoặc Hà Nội- Đà Lạt ( đáp sân bay Liên Khương), sau đó từ sân bay có thể di chuyển đến Bảo Lộc bằng các phương tiện như : oto, xe máy, taxi, xe bus.
Du khách có thể kết hợp du lịch các tuyến điểm như : Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh - Bảo Lộc, hoặc Hà Nội – Đà Lạt - Bảo Lộc
Điểm tham quan ở Bảo Lộc
Bảo Lộc và Đà Lạt là hai thành phố lớn của tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên khi đi du lịch đa phần mọi người thường chọn điểm đến là Đà Lạt, và đã vô tình bỏ qua một địa điểm thu hút không kém là Bảo Lộc. Nơi đây với thời tiết mát mẻ quanh năm, cuộc sống bình dị cùng với những đồi trà cà phê bạt ngàn đã níu chân du khách ngay sau lần đầu tiên du lịch đến.
Thời gian gần đây, Bảo Lộc được nhắc đến nhiều hơn cùng với sự xuất hiện của “ Cổng trời” Linh Quy Pháp Ấn”, tuy nhiên đó cũng không phải là tất cả,nếu có thời gian tìm hiểu về vùng đất này, du khách sẽ biết thêm nhiều điểm tham quan ấn tượng hơn như:
Linh Quy Pháp Ấn
Đây là một ngôi chùa tọa lạc ở vị trí rất tuyệt vời, khi lên tới đây, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh mây mù sương giăng vào buổi sáng sớm, hoặc ngắm hoàng hôn lúc chiều tà, hòa mình vào với mây trời, tận hưởng cảm giác ung dung tự tại.Là nơi thanh tịnh.
Chùa cách trung tâm Tp Bảo Lộc khoảng 20km về phía nam.Từ trung tâm thành phố Bảo Lộc, du khách đi thẳng quốc lộ 20 về hướng Đà Lạt, đến ngã ba Đại Bình rẽ phải vào Quốc lộ 55, tìm đến thôn 4 Xã Lộc Thành. Đến đây du khách có thể gửi xe để đi bộ hoặc chạy xe thẳng lên chùa, cách thứ ba là gửi xe và thuê xe ôm chạy lên ( giá 20k/ lần lên hoặc xuống)
Địa chỉ : Đồi 45, thôn 4, xã Lộc Thành, Bảo Lâm
Thác Dambri
Đây là khu du lịch thuộc tập đoàn trà Tâm Châu nổi tiếng tại Bảo Lộc. Thác dambri nằm ngoài trung tâm tp, cách khoảng 18km. Tuy nhiên đường đi đến đây rất là thuận tiện, đơn giản, và siêu đẹp. Bạn sẽ được hòa mình vào không khí trong lành, cảm giác gió tấp vào mặt mát rượi, nhìn ngắm những đồi trà, cà phê bạt ngàn ven đường. Nếu đi vào dịp hoa dã quỳ ( khoảng tháng 8-10) thì bạn sẽ bị hút hồn ngay lập tức, bởi dã quỳ mọc thành hàng hai bên đường vàng rực, vô cùng đẹp mắt.
Điểm thu hút nhất ở Dambri là thác nước hùng vĩ cao 60m, gắn liền với câu chuyện tình của Kdam và Bri, cùng với trò chơi trượt ống dài nhất Đông Nam Á 1650m. Bạn sẽ được tự do điều khiển tốc độ của xe trượt, len lỏi giữa cánh rừng nguyên sinh, ngắm nhìn hệ thống động thực vật phong phú tại đây, cảm giác rất yomost. Ngoài ra Dambri còn níu chân du khách bởi các chương trình nghệ thuật đặc sắc như : tham quan, chụp ảnh tại vườn thú, tham gia lễ hội cồng chiêng, cưỡi voi chụp ảnh, chèo thuyền, câu cá, lửa trại, xiếc thú… Bên cạnh các hoạt động giải trí, du khách có thể khám phá ẩm thực Tây Nguyên như thịt lợn rừng, cơm lam, rượu cần…
Để khám phá tất cả các dịch vụ ở đây bạn cũng phải mất 1 ngày, tuy nhiên để tiết kiệm thời gian thì bạn cũng có thể rút ngắn lại bằng việc tập trung vào các điểm thu hút nhất như đã kể trên.
Giá vé: 150.000đ /người lớn ( vé trọn gói bao gồm vé cổng, máng trượt,vé thang máy và tất cả các trò chơi).
Phương tiện di chuyển Bảo Lộc - Đambri: xe máy, taxi.
Địa chỉ : thôn 14, Lý Thái Tổ, Đambri, Tp Bảo Lộc
Hướng dẫn đường đi : Từ trung tâm, du khách tìm đến đường Lý Thái Tổ, chạy thẳng con đường này đến cuối đường sẽ gặp cổng chào khu du lịch thác Đambri.
Đồi trà Tâm Châu: Bảo Lộc là nơi có diện tích trồng trà lớn nhất Lâm Đồng, cứ 2 năm 1 lần nơi đây lại tổ chức Lễ hội văn hóa trà nhằm tôn vinh những người trồng trà và quảng cáo thương hiệu trà Bảo Lộc cùng với những màn biểu diễn vô cùng đặc sắc. Vì thế khi đến với Bảo Lộc, bạn nhất định không thể bỏ qua cơ hội tham quan những đồi trà xanh ngắt, len lỏi giữa những con đường đất đỏ bazan màu mỡ. Đồi trà Tâm Châu trồng chủ yếu là trà ô long, một loại trà gắn với thương hiệu trà Blao, vị trà ngọt hậu, rất thơm, không có vị đắng như trà Bắc, có vị chat nhiều hơn.Đồi trà nằm trên đường dẫn vô thác Damri nên rất thuận tiện để bạn ghé thăm và thưởng trà cùng không khí trong lành nơi đây.
Hướng dẫn đường đi: Du khách đi theo đường Lý Thái Tổ hướng vào Đambri, sau đó rẽ trái vào đường Khúc Thừa Dụ, đến ngã 5 ( ngay trạm xăng dầu) quẹo trái vào cổng chào thôn văn hóa, du khách đi thêm một đoạn 1km sẽ thấy trường Tiểu Học, vừa qua trường Tiểu Học là đến đồi trà Tâm Châu.
Tu viện Bát Nhã
Cũng nằm trên con đường đi vô Thác Dambri, tu viện Bát Nhã tọa lạc trên một ngọn đồi cao, với kiến trúc độc đáo, nhất định phải ghé thăm.Ngoài phần kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, bước vô cổng bạn đã được tận hưởng cảm giác gió ùa về, thông reo bên tai. Đi vào khoảng tháng 1-2, bạn sẽ vô cùng bất ngờ trước cảnh thềm hoa vàng rải khắp các bậc cầu thang từ cổng lên tới chánh điện, đó là thời điểm hai hàng cây điệp lâu năm trong chùa đua nhau khoe sắc vàng.
Địa chỉ: Thôn 13, Lý Thái Tổ, Đambri, Tp Bảo Lộc
Hướng dẫn đường đi: du khách đi thẳng đường Lý Thái Tổ hướng đến khu du lịch thác Dambri, đi khoảng 15km bên tay trái sẽ xuất hiện một phiến đá to dựng đứng có ghi “ Tu viện Bát Nhã”. .
Chùa Di Đà
Hay còn gọi là chùa Đăng Đừng , tọa lạc tại thôn 6, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một buôn làng người dân tộc Châu Mạ, tên là buôn Đăng Đừng, cho nên Chùa Di Đà còn gọi là Chùa Đăng Đừng. Nếu chịu khó tìm hiểu và mày mò, bạn sẽ đến được Chùa Di Đà, nằm sau khu du lịch Dambri, đường đến đây không hề dễ dàng, bởi những con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, nhiều bụi. Nhưng khi đến được bạn sẽ khá bất ngờ vì có không ít các đoàn xe khách, xe máy đến đây tham quan.
Chùa Di Đà có quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Việt. Trong khuôn viên chùa là những nếp nhà sàn bằng gỗ của người dân tộc, nóc mái chạm khắc phù điêu hoa văn, bên trong là những tượng Phật trang nghiêm. Khuôn viên chùa được bao bọc bởi những nương chè thẳng tấp, ẩn hiện trong màn sương, một nơi chốn bình yên, thanh tĩnh.
Phía sau chùa là quần thể thác Tam hợp, đường xuống thác cũng khá dài và dốc, có những đoạn bậc thang giúp bạn di duyển dễ dàng hơn, nhưng đừng ngại, đầu tiên bạn sẽ gặp một thác đôi, giống như thac Pongour thu nhỏ, đi tiếp theo đường mòn bạn sẽ đến được thác cuối cùng, thác cao, đẹp không kém gì thác Dambri, cùng với những loài hoa dại mọc liti bên thác, với những vách đá sừng sững, nước bắn tung tóe.
Hướng dẫn đường đi: Theo hướng đi vào Thác Dambri, đi khoảng 15km từ trung tâm Bảo Lộc, du khách nhìn bên tay phải có bảng rẽ vào Hoa viên Địa Tạng Vương, đi thêm 5km đường đất đỏ sẽ đến được chùa Di Đà, trên đường đi có những bảng chỉ dẫn rẽ phải rẽ trái.
Núi Đại Bình
Là ngọn núi cao nhất của Bảo Lộc, là ước mơ chinh phục của khá nhiều người mê khám phá. Đi trên đường Quốc lộ là có thể thấy sự xuất hiện của dãy núi này, nhưng đường để lên được tới đỉnh không phải là diều dễ dàng. Các con đường mòn lên núi là những con đường mòn vô rẫy cafphe của bà con nông dân, nếu không phải thổ địa bạn chắc chắc sẽ đi lạc. Chinh phục núi Đại Bình thường dành cho các bạn ưa mạo hiểm, mê khám phá, và thành quả cuối cùng mà tạo hóa tặng cho bạn là cảnh sắc thành phố Bảo Lộc chìm chìm ẩn ẩn trong màn sương dày đặc, khi mặt trời lên, từng vạt nắng xua đi từng đám mây, bạn sẽ thấy tận tường bức tranh thiên nhiên thay đổi, cảm giác khó có thể diễn tả bằng lời.
Đường lên núi càng thú vị hơn khi bạn vượt qua cây cầu treo, bắc ngang suối Đá Bạc, bạn có thể dừng lại tắm táp một lúc dưới dòng nước mát rượi, tuy nhiên cũng nên cẩn thận vì khá nguy hiểm, do nước chảy khá xiết và nhiều đá to bề mặt trơn trượt.
Bảo Lộc còn vô số thác lớn nhỏ phân bố khắp các xã phường, tuy nhiên tất cả vẫn còn hoang sơ và chưa có thông tin cụ thể để phát triển du lịch, nếu bạn là người ưa khám phá thì Bảo Lộc chính xác là dành cho bạn.
Đập Thủy điện Dambri, Lục kính hồ
Từ đồi trà Tâm Châu, chịu khó đi tiếp vào trong khoảng 10km, bạn sẽ tới được đập thủy điện. Đường đi nhỏ và bắt đầu xấu với những hộc đá lớn, đường dốc, và khá vắng vẻ. Tuy nhiên, bạn sẽ khám phá ra hồ” tiên” với màu xanh ngắt như ngọc tự nhiên tuyệt đẹp, dân đi phượt hay gọi là Lục kính hồ ( hồ gương xanh)
Chùa Phước Huệ, nhà thờ Bảo Lộc: đây là hai quần thể kiến trúc tôn giáo nằm sát nhau, với kiến trúc đặc trưng cho từng tôn giáo.Bạn sẽ rất tò mò và đặt câu hỏi cho vị trí này, nhưng đó cũng là điểm lạ mắt ở thành phố Bảo Lộc.
Bên cạnh kiến trúc Phật giáo, kiến trúc của nhà thờ Bảo Lộc khá là độc đáo với hình chiếc nón úp ngược Nhà thờ Bảo Lộc hiện nay là nhà thờ có sức chứa lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam, khả năng chứa khoảng 3000 giáo dân.
Tu viện An Lạc ( chùa Cốc) có kiến trúc mang đậm bản sắc Á Đông, kết hợp giữa kiến trúc cổ và kỹ thuật hiện đại. Cảnh quan bên trong chùa gần gũi với thiên nhiên, có Vườn Di Lặc, Lục tặc, .. chùa vẫn còn lưu giữ ngôi “ tịnh thất” ( cốc) ngày xưa có lẽ vì vậy mà chùa hay được gọi tắt là chùa Cốc.
Hồ Nam Phương
Nơi đây là chỗ chụp hình lí tưởng cho các cặp đôi, với dịch vụ chèo thuyền trên hồ, đạp vịt, bao bọc quanh hồ là những đồi chè xanh ngắt. Đặc biệt hơn hẳn là vào khoảng tháng 4, khi những cây Hồng phấn bên bờ hồ ra hoa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh vô cùng lãng mạn, hàng cây màu hồng rụng hết lá, chỉ còn vô số cụm hoa màu hồng trên cây, in bóng xuống mặt nước, chỉ đứng ngắm thôi cũng đủ lãng mạn và bình yên rồi.
Địa chỉ: từ trung tâm Bảo Lộc du khách tìm đường Lý Thường Kiệt, Hồ Nam Phương nằm dọc theo tuyến đường này nên rất dễ dàng nhìn thấy.
Hồ Bảo Lộc
Nằm ngay trung tâm, hồ Bảo Lộc đã được nâng cấp và cải tạo, xây thêm tạo thành 2 hồ đối diện nhau, cách nhau bởi cổng chào Bảo Lộc. Mỗi bên hồ có một điểm nhấn riêng, tạm gọi là hồ cũ hồ mới. Hồ Cũ nằm ngay dưới chân khách sạn Seri màu trắng, khi mặt nước tĩnh lặng, ta có thể thấy rõ nét hình ảnh khách sạn, tháp bưu điện in xuống mặt hồ rất đẹp. Hồ mới với các quán cf mới mở, buổi sáng sớm nhâm nhi trà, cà phê ngắm nhìn bờ hồ là một điều hết sức nên thử khi đến với Bảo Lộc
Cầu Đôi Lộc Phát
Nằm khá gần trung tâm thành phố Bảo Lộc, đi xe máy khoảng 15 phút. Cầu sắt màu đỏ bắc ngang qua đỉnh 3 ngọn thác, sau khi đi qua cầu sẽ có đường betong men theo hệ thống dẫn nước về nhà máy thủy điện. Nếu đi vào mùa tháng 1-3 dương lịch du khách sẽ được chiêm ngưỡng đồi cà phê nở hoa trắng xóa bên cạnh dòng thác, tạo nên bức tranh vô cùng đẹp mắt
Hướng dẫn đường đi: Từ Quốc lộ 20, tìm đến đường Nguyễn Văn Cừ, cầu đôi nằm ngay bên tay phải nên dễ dàng nhìn thấy.
Thác Kakem
Là một thác nằm ở địa bàn xã Lộc Châu, để khám phá được chỗ này bạn cần có thổ địa dắt đi.
Đồi cù
Từ chùa Di Đà, bạn đi thẳng sâu vào bên trong khoảng 3-4km, nơi này khá hoang vu, thích hợp cho các bạn ưa khám phá, trải nghiệm, bạn nên đổ đầy bình xăng trước khi lên đường.
Phương tiện đi lại ở Bảo Lộc
Bảo Lộc không có phương tiện công cộng di chuyển trong thành phố, nên nếu đến đây du lịch, bạn chủ yếu di chuyển bằng xe máy ,taxi, xe đạp hoặc đi bộ.
Taxi
Taxi Kim Long: 0633 72 72 72
Taxi Mai Linh tại Bảo Lộc : 0633 83 83 83
Taxi Lâm Đồng : 0633 666 777
Taxi Lado: 0633 777 888
Trong đó taxi Lado được mọi người đánh giá và phản hồi khá tốt
Thuê xe máy
Địa chỉ: 286 trần phú - Quốc lộ 20 - TP.Bảo Lộc ( bên cạnh bến xe cũ Bảo Lộc, đối diện gara Công tráng) ĐT: 0908.099539 - 0947.106363.
Hoặc bạn có thể thương lượng với chủ phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ để thuê xe của họ, vì dịch vụ thuê xe ở Bảo Lộc khá hiếm hoi, nên hãy chủ động đề nghị
Xe đạp
Lựa chọn khá thú vị nếu bạn muốn từ từ tận hưởng Bảo Lộc một cách chậm rãi và bình dị nhất, nhưng nhớ chú ý đừng đi quá xa vì bạn sẽ mệt đứt hơi bởi những con dốc dài đó. Để kiếm ra được xe đạp bạn nên tìm cách hỏi mượn, vì Bảo Lộc chưa có dịch vụ cho thuê.
Đi bộ
Sáng sớm đi bộ công viên, bờ hồ, hoặc buổi tối đi dạo uống sữa nóng, ra ngã 3 tháp bưu điện checkin là lựa chọn hợp lý để hòa mình vào cuộc sống nhẹ nhàng ở đây
Ăn uống ở Bảo Lộc
Nem nướng
Tuy đây không phải món ăn có nguồn gốc từ Bảo Lộc, tuy nhiên ăn nem nướng ở Bảo Lộc sẽ đưa du khách đến một trải nghiệm mới, đặc biệt là rau sống caron cùng dưa hành muối. Giá dao động 25.000- 35.000 đ/ phần
Địa chỉ gợi ý:
Nem nướng Đà Lạt : 30 Phạm Ngũ Lão, P2
Nem nướng Ninh Hòa Thịnh Phát: 46 Nguyễn Công Trứ
Nem nướng Ngọc Thuyền: 115 Nguyễn Công Trứ
Nem nướng Kim Phát : 10 Hà Giang
Bún riêu
Món ăn sáng quen thuộc của người dân địa phương, trong tiết trời lạnh giá của buổi sáng sớm, được hit hà hương vị ấm nóng từ tỏa ra từ nồi nước lèo quả không còn gì sánh bằng.
Địa chỉ gợi ý:
Bún riêu Quang Trung: Quang Trung, P2. Giá dao động 20.000-40.000đ/ tô
Bún riêu bà Lan: 372 Trần Phú. Giá 30.000-60.000đ/ tô
Bánh cuốn nóng
Ở đây du khách sẽ được thưởng thức từng miếng bánh nóng hổi, vừa thổi vừa ăn, bánh cuốn đi kèm giò chả, giò lụa, giò bì, rau sống, dưa leo và giá.Giò ở Bảo Lộc được các quán sử dụng là giò nguyên chất, khi ăn có vị thơm, đậm đà, chắc nịch
Địa chỉ gợi ý :
Bánh cuốn nóng Huệ: gần trường Lê Lợi cũ
Quán nướng
Buổi tối là thời điểm phát sóng của các hàng ăn ven đường và các quán nhậu, các món nướng đa dạng và tỏa khói nghi ngút đảm bảo khi đi ngang qua bạn sẽ khó lòng cưỡng lại được
Địa chỉ gợi ý
Chân gà nướng, cút nướng: đường Hà Giang
Xiên que A Tý ( Nướng Bảo Lộc) : 78 Phan Đăng Lưu
Quán nướng ngói: 82 Phan Đăng Lưu
Xiên que Queen : 1031 Trần Phú
Quán nướng muối ớt xanh: gần chợ mới Bảo Lộc
Ăn vặt
Bạn sẽ được thưởng thức các món ăn lạ miệng như:
Bánh tráng mắm: cùng ở Bảo Lộc nhưng mỗi quán có một hương vị và cách nướng riêng, gợi ý cho bạn một quán ở đối diện Bưu điện thành phố, bánh tráng ở đây giòn tan, khi ăn phải dung kẹp gắp vì rất nóng,
Gợi ý:
Quán đối diện tháp Bưu Điện
Quảng trường, công viên
Sữa nóng: Thật thiếu sót nếu đến Bảo Lộc mà không uống sữa nóng ở trước cổng chùa, hoặc các quán lân cận. Sữa nóng có nhiều hương vị như: đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, sữa bắp. Uống sữa nóng xong còn được nhâm nhi vài tách trà nóng thơm lừng, nguyên chất
Gợi ý
Trước cổng chùa Phước Huệ, nhà thờ Bảo Lộc, công viên
Chè: Bảo Lộc có nhiều quán chè nổi tiếng với đa dạng các loại chè, giá cả khá mềm, quán xá rộng rãi sạch sẽ
Gợi ý:
Chè Thảo Uyên: 729 Trần Phú. Giá từ 7.000-15.000đ/ ly
Chè Tỷ muội: 705 Trần Phú
Chè Hà Nghi: 452D Trần Phú. Giá từ 10.000-24.000đ/ly
Bánh bèo: kết hợp độc đáo giữa bánh bèo và bánh phồng tôm là điểm khác lạ so với món bánh bèo thông thường, làm tăng độ hấp dẫn cho món ăn, cùng với sự xuất hiện của những hạt đậu xanh phủ đầy trên dĩa khiến người ăn không bị ngấy
Gợi ý
Bánh bèo Bố già: Bế Văn Đàn ( ngay sau nhà thờ Bảo Lộc)
Xắp xắp: cái tên vừa nghe đã thấy tò mò, liệu nó có gì đặc biệt? Đó là món ăn kết hợp đu đủ xanh bào sợi ,bò khô xé sợi, gan bò, phổi bò khô, đậu phộng, rau thơm, ăn cùng bánh phồng tôm, và trộn tất cả cùng với nước mắm cay pha ngọt, tất cả tạo nên món xắp xắp cực ngon chỉ có ở Bảo Lộc
Cà phê: có nhiều người đến Bảo Lộc chỉ để thưởng trà và cafe, nên nếu không uống thử vị trà và cafe ở đây thì chuyến đi của bạn đã thật sự mất đi một phần ý nghĩa. Các quán cafe ở Bảo Lộc nối dài, từ cafe cóc đến các quán cafe có tên tuổi.Không chỉ uống café mà một số quán còn cố tình xây dựng ở vị trí đẹp mắt, có thể ngắm bình minh buổi sáng rất tuyệt
Gợi ý:
Café cóc 36 : 36 Lê Thị Pha ( là quán café cóc nổi tiếng lâu đời ở Bảo Lộc, giá cả bình dân, chất lượng, rất đông khách)
Orico coffee: Lý Tự Trọng, P1, bên cạnh bờ hồ mới ( Nằm ngay bên bờ hồ gió thổi mát rượi, phong cách quán hiện đại, café được nhiều người đánh giá cao về chất lượng)
Café Cõi Riêng: 96/17 Nguyễn Thị Minh Khai ( phong cách Hội An cổ kính, diện tích quán rộng với nhiều khu vực được bài trí theo nhiều phong cách khách nhau, rất đáng để trải nghiệm)
Café Bike: 1037 QL 20, Lộc Tiến ( Từ đây du khách có thể đưa mắt nhìn ra núi, thung lũng, nếu là buổi sáng sớm có thể ngắm được cảnh mây mù, sương giăng, trông rất đã mắt)
Café Gọi Gió : 1041 Trần Phú (cùng view với café bike tuy nhiên giá cả có phần thấp hơn chỉ từ 10.000-20.000đ/ ly vì quán không chú trọng đầu tư vào thiết kế cơ sở vật chất của quán.)
Lighthouse: 39/5 Lý Tự Trọng, P2
Catinat cafe : Trần Quốc Toản ( Quán này có view siêu đẹp, ngồi ở tầng trên có thể đưa mắt ngắm nhìn núi Đại Bình rất gần trước mặt)
Café kem Duy Long: 10 Trần Quốc Toản ( quán café có lịch sử lâu đời trước 1975, nổi tiếng với món kem ngon đặc biệt)