Đà Nẵng - mảnh đất có non nước hữu tình bởi thiên nhiên ban tặng cùng với sự năng động và sức trẻ trong mình - đang dần tô đậm hơn vị trí của nó trên bản đồ du lịch Việt Nam, khu vực cũng như thế giới. Thành phố biển thơ mộng này được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, bởi lẽ nó sở hữu những cái lạ độc nhất vô nhị mà không nơi nào trên giải đất hình chữ S có được. Là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và là đô thị loại 1 của Việt Nam, Đà nẵng ngày càng khẳng định được vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trên mọi phương diện, lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, giáo dục và y tế... đối với cả nước.
Vị trí địa lí
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và quần đảo trên biển, về phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và giáp biển Đông về phía Đông. Thành phố tọa lạc tại vùng Nam Trung Bộ của Việt Nam, cách Hà Nội 766km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 961km về phía Nam. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn nằm trên trục giao thông Bắc Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Đồng thời là cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmavà Thái Lan... Từ những điều kiện thuận lợi trên, Đà Nẵng đang ngày càng phát huy được hết những tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi cho mình. Với lợi thế vị trí địa lí đắc địa, là cầu nối của các trung tâm văn hóa, di sản nổi tiếng được UNESCO công nhận như Quần thể di tích Cố đô Huê, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn... Thành phố này đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với không những du khách trong nước mà còn bạn bè quốc tế năm châu.
Diện tích của thành phố khoảng 1285,4 km2 với dân số lên đến hơn 1 029 000 người (số liệu thống kê năm 2015).
Kể từ ngày 1.3.2015, mã vùng điện thoại của Đà Nẵng được chuyển đổi từ 511 sang 236 và biển số xe của Đà Nẵng bắt đầu với số 43. Việc trang bị những thông tin trên sẽ rất cần thiết và giúp ích cho du khách trong nhiều trường hợp khi đi du lịch tại thành phố này.
Khí hậu đặc trưng
Đà Nẵng nằm tại vị trí trung điểm của dải đất hình chữ S nên thuộc kiểu khí hậu đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao. Đây là nơi giao thoa của 2 vùng khí hậu Bắc Nam nhưng có tính trội hơn về khí hậu phía Nam với hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 và mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12.
Thời gian thích hợp nhất để đi du lịch là tháng 1 - tháng 8 vì thời điểm này trời ít mưa và tránh được nhiều rủi ro về thời tiết như bão, lũ... Đặc biệt, đây cũng là khoảng thời gian nắng rất đẹp mặc dù nhiệt độ hơi cao do ảnh hưởng của gió phơn từ Lào thổi sang.
Nên tránh đi du lịch vào cuối tháng 8 đến tháng 12 vì khoảng thời gian này thời thiết không thuận lợi cho việc vui chơi, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời vì thời gian này là mùa mưa và thường xuyên có bão.
Vài nét về lịch sử, văn hóa
Năm 1835, khi vua Minh Mạng phán: “Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán” thì lúc bấy giờ Đà Nẵng đã trở thành một cảng lớn bậc nhất miền Trung. Thời điểm này cũng là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình của vùng đất thương cảng này.
Năm 1958, cuộc xâm lược Pháp tại Việt Nam khởi đầu tại Đà Nẵng. Thực dân Pháp đã tách Đà Nẵng ra khỏi tỉnh Quảng Nam và đặt tên là Tourane ngay sau khi thành lập Liên bang Đông Dương. Tourane - tức Đà Nẵng lúc bấy giờ - được xem là đơn vị hành chính chịu sự quản lí trực tiếp của Đông Dương thay vì Triều Đình Huế.
Đầu thế kỉ 20, Thực dân Pháp đã biến Tourane thành một đô thị đúng chất Tây. Bên cạnh Hải Phòng và Sài Gòn thì Tourane trở thành trung tâm kinh tế, thương mại quan trọng của cả nước.
Năm 1950, Thực dân Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Tháng 3/1965, đế quốc Mỹ đổ bộ vào Việt Nam và cũng giống như Thực dân Pháp, chúng chọn Đà Nẵng là mục tiêu đầu tiên của chiến dịch. Tại đây, chúng thiết lập căn cứ quân sự hỗn hợp lớn để từng bước thực hiện âm mưu của mình.
Năm 1967, Mỹ tập trung sức lực xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa chovùng chuẩn bị tác chiến; đầu tư nâng cấp công trinh công cộng, xây dựng đường sá, cảng, sân bay... Cho tới ngày nay, khi viếng thăm Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp chứng kiến được những công trình mang dấu ấn lịch sử này.
Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng được sáp nhập và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này, thành phố đã nỗ lực để khắc phục những hậu quả mà chiến tranh để lại; mặc dầu khó khăn vô vàn nhưng Đà Nẵng luôn lột xác từng ngày để khoác lên mình diện mạo ngày một tươi mới hơn.
Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp X của Quốc hội khóa IX, Đà Nẵng chính thức được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đây chính là cột mốc đánh dấu sự lột xác ngoạn mục của Đà Nẵng, từ một thành phố “không tên” chuyển mình thành một đô thị văn minh, hiện đại, tầm cỡ như ngày nay.
Địa danh - tên gọi Đà Nẵng
Theo các nhà sử học, tên gọi Đà Nẵng bắt nguồn từ tiếng Chăm cổ là Daknan, có nghĩa là vùng nước rộng lớn, “sông lớn”, “sông cái”, vì địa hình chủ yếu là sông ngòi, bốn bề là biển. Ngoài ra, mảnh đất này còn được gọi với nhiều cái tên dân gian khác như Cửa Hàn (cái tên gắn liền với sông Hàn) hoặc Kean, tức Kẻ Hàn (tên gọi địa điểm dân cư buôn bán).Tên gọi Tourane được sử dụng trong giai đoạn 1888-1945, khi Đà Nẵng lúc bấy giờ đang là nhượng địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, thành phố mang tên Thái Phiên- tên gọi của một nhà cách mạng yêu nước, đồng thời là lãnh đạo phong trào khởi nghĩa Duy Tân nổ ra tại Huế năm 1916. Hai năm sau đó, “Đà Nẵng” được dùng làm tên gọi chính thức cho thành phố và được sử dụng mãi cho tới ngày nay.
Đà Nẵng - Thành phố của sự độc nhất
Với những cái lạ có 1 KHÔNG 2 của mình, Đà Nẵng luôn khơi dậy sự tò mò, muốn khám phá chinh phục mảnh đất hấp dẫn này của du khách gần xa. Đặc biệt, trong những cái độc nhất đó, có những cái NHẤT mang tầm quốc tế, góp phần đưa vị thế của thành phố này lên một tầm cao mới hơn:
1.Lọt top 1 trong 20 thành phố SẠCH nhất thế giới
Tại hội nghị năng lượng diễn đàn Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (Apec) lần thứ 44 được tổ chức tại Washington, Đà Nẵng vinh dự được sướng tên trong danh sách 20 thành phố xanh sạch nhất hành tinh vì hàm lượng cacbon trong khí thải ra môi trường tại các thành phố này thuộc mức thấp nhất.
2.Một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh
Theo Forbes- một tạp chí kinh tế danh tiếng của Mỹ thì bãi biễn Mỹ Khê của Đà Nẵng xứng đáng được đứng trong danh sách top 6 bãi biễn nóng bỏng, quyến rũ nhất hành tinh. Sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên nơi đây được tạo bởi cát trắng mịn, nước mát trong và hàng dừa xanh rợp bóng sẽ khiến du khách tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống thường ngày.
3.Cáp treo Bà Nà - Cáp treo duy nhất đạt 4 kỉ lục thế giới.
Theo Tổ chức Guinness World Record công bố, Cáp treo Bà Nà là cáp treo duy nhất trên thế giới đạt được cùng lúc 4 kỉ lục ngoạn mục: Có chiều dài cáp trên một hành trình dài nhất thế giới là 5.777,61m; Tuyến cáp có chênh lệch độ cao trên một hành trình lớn nhất thế giới là 1.368,93m; Tuyến cáp có tổng chiều dài cáp dài nhất trong tất cả các cáp treo hiện có trên thế giới là 11.587m; và với trọng lượng là 141,24 tấn Cáp treo Bà Nà đã vươn lên chiếm giữ vị trí tuyến cáp có trọng lượng nặng nhất thế giới.
4. Sân bay Đà Nẵng lọt top tốt nhất thế giới
Với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1340 tỷ đồng, diện tích được đưa vào sử dụng hơn 36.600m2 gồm 4 tầng, cơ sở vật chất hiện đại cùng với sự nhiệt huyết, tận tình của đội ngũ nhân viên được huấn luyện bài bản, Sân bay Đà Nẵng đã vinh dự được hãng hàng không Dragon Air - hãng hàng không lớn thứ 2 Hồng Kông - bình chọn xếp thứ 3 trong danh sách các sân bay có dịch vụ tốt nhất trên thế giới năm 2014.
5.Vòng quay Sunwheel lọt top 10 vòng quay cao nhất Thế giới
Vòng quay mặt trời Sunwheel là một hạng mục trong câu viên giải trí Châu Á (Fantasy Park), là một điểm đến chưa bao giờ hết gây sốt, thu hút hàng ngàn du khách thập phương, đặc biệt là giới trẻ. Với tống chiểu cao 115m, thời gian mỗi lượt ngồi trên cabin kéo dài 15 phút, Sunwheel vươn lên chiếm giữ vị trí ngoạn mục những vòng quay cao nhất trên thế giới. Từ trên cabin, hành khách có cơ hội mãn nhãn với khung cảnh bao quát thành phố Đà Nẵng xinh đẹp về đêm, nên thơ và đầy sức sống.
6. Điểm du lịch mới hấp dẫn nhất hành tinh
Vừa qua, website du lịch uy tín Tripadvisor đã công bố 10 địa điểm du lịch hấp dẫn nhất mà bạn nên đi một lần trong đời. Và Đà Nẵng là cái tên được sướng lên đầu tiên trong danh sách. Kết quả đáng mừng đó bắt nguồn từ sự bình chọn và phản hồi tích cực của nhiều du khách về thành phố xinh đẹp này.
7.Đà Nẵng có khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất địa cầu
Khu nghỉ dưỡng sang trọng đẳng cấp Intercontinential Da Nang Sun Peninsula Resort đã hai lần vinh dự nhận giải thưởng danh giá World Travel Awards năm 2014 và 2015. Khu resort sang trọng bậc nhất hành tinh này có vị trí tọa lạc tại bán đảo Sơn Trà, mặt hướng ra biển đông, có lối kiến trúc được thiết kế theo kiểu truyền thống pha chút hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm mới lạ không thể nào quên.
8. Địa điểm du lịch đáng đến nhất năm 2017
Website du lịch nổi tiếng Tripadvisor có trụ sở tại Mỹ mới đây đã công bố danh sách 52 điểm du lịch đáng đến nhất trên thế giới năm 2017. Một lẫn nữa đứng đầu danh sách này chính là Đà Nẵng - thành phố biển miền Trung đầy nắng gió.
9. Thành phố đáng sống nhất Việt Nam
Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp,yên bình mà Đà Nẵng may mắn được thiên nhiên ưu đãi, mảnh đất này được xem là nơi đáng sống nhất Việt Nam bởi lẽ lối sống mộc mạc của con người nơi đây - tình cảm, dễ mến, hiếu khách và hiền hòa. Đặc biệt, Đà Nẵng còn được mệnh danh là thành phố không rác, không ăn xin và tệ nạn, cơ sở hạ tầng nơi đây được chú trọng đầu tư, vì vậy thành phố này sẽ luôn là điểm đến cho những ai đang tìm kiếm sự thư thái trong tâm hồn sau chuỗi ngày căng thẳng, bận bịu đời thường.
Thời gian thích hợp đi du lịch Đà Nẵng
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen khí hậu miền Bắc và miền Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Thỉnh thoảng có những đợt rét đông nhưng không kéo dài hay quá lạnh.
Thời gian thích hợp để đi du lịch Đà Nẵng là từ sau Tết Nguyên Đán đến hết mùa hè. Bởi vì thời gian này không có bão, rất thích hợp để du khách tham quan, vui chơi và tắm biển.
Phương tiện đi Đà Nẵng
Phương tiện đi Đà Nẵng từ TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện có nhiều sự lựa chọn như: vé máy bay, tàu, xe khách hoặc xe máy.
Phương tiện đi Đà Nẵng từ TP.Hồ Chí Minh
Với sự nâng cấp của cơ sở hạ tầng và sự ra đời của các phương tiện di chuyển hiện đại, khoảng cách giữa các điểm đến ngày càng được rút ngắn và việc đi càng trở nên dễ dàng hơn hết. Từ điểm xuất phát là thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều lựa chọn cho chúng ta để đi đến thành phố Đà Nẵng.
Là người trẻ năng động, bạn thích khám phá bản thân và chinh phục những điểm đến, phượt bằng môtô qua những dải đất miền Trung nắng gió, thơ mộng hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm quý giá trong đời.
Tàu lửa hoặc ô tô cũng không hẳn là những lựa chọn kém hấp dẫn, thay vì phải tập trung xử lí tốc độ trên mỗi cung đường, bạn chỉ cẩn nằm nghỉ thư giãn trên xe hoặc tàu để giữ sức cho chuyến thăm quan tại Đà Nẵng.
Với thu nhập khá hạn hẹp về thời gian thì du lịch bằng máy bay có thể là lựa chọn hoàn hảo nhất. Tùy vào từng sở thích, mục đích, tình trạng sức khỏe và thời gian của chuyến đi mà du khách có thể lựa chọn phương tiện phù hợp với mỗi tiêu chí của bản thân.
Di chuyển bằng xe máy
Vì khoảng cách giữa TP. Hồ Chí Minh đến TP. Đà Nẵng khá lớn nên cũng mất tương đối thời gian di chuyển; vì vậy trước khi chọn xe máy là phương tiện cho chuyến hành trình của mình, bạn nên cân nhắc một vài yếu tố về thể lực, sức khỏe, tay lái vững, nhạy bén trong việc xử lí các tình huống trên đường và đặc biệt nên có bạn đồng hành để phân chia cầm lái trên mỗi chặng đường. Như vậy, sẽ đảm bảo chuyến hành trình của bạn an toàn và trọn vẹn hơn.
Từ Sài Gòn đi Đà Nẵng hết bao nhiêu km?
Sài Gòn đi Đà Nẵng - Tuyến đường thứ 1: khoảng cách 857km xuyên suốt Quốc lộ 14 và Quốc lộ 1A qua các tỉnh Tây Nguyên.
Từ nội thành TP. Hồ Chí Minh, đi vào đường Trường Chinh hướng về cầu Tham Lương. Tiếp tục đi về phía Ngã tư An Sương men theo lối thứ 2 để rẽ vào đường Xuyên Á (còn gọi là QL22), theo Quốc lộ 22 sẽ đến được chợ Hóc Môn. Rẽ vào đường Đỗ Văn Dậy - Võ Văn Bích rồi tiếp tục qua cầu Phú Cường bạn sẽ đi vào trung tâm thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.Tiếp tục men theo đường Phạm Ngọc Thạch, dọc theo đường TL742-DDT741 sẽ tới thị xã Đồng Xoài, Bình Phước. Tại đây, đi vào QL14 hướng về Tây Nguyên. Đi hết khoảnh 700km theo Quốc lộ này là tới thị trấn Thạnh Mỹ (Quảng Nam), đi khoảng 60km là tới địa phận Đà Nẵng.
Sài Gòn đi Đà Nẵng - Tuyến đường thứ 2: trải qua 951km qua QL1A dọc suốt các tỉnh duyên hảiNam Trung Bộ.
Xuất phát từ trung tâm Tp HCM, đi xuyên hầm Thủ Thiêm, hướng về Quận 2 và sau đó đi vào cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Đi hết 55km đường cao tốc là đến tỉnh Đồng Nai, đi hết 45km tiếp theo sẽ tới tỉnh Bình Thuận, rồi 178km nữa là tới tỉnh Ninh Thuận; cũng trên quốc lộ này, sau khi đi tiếp 61km là tới địa phận tỉnh Khánh Hòa, lại đi khoảng 152km nữa sẽ tới tỉnh Phú Yên, 123km là tỉnh Bình Định, tiếp tục đi đến tỉnh Quảng Ngãi mất khoảng 113km ,đi tỉnh Quảng Nam mất 99km và cuối củng chỉ cẩn trải qua khoảng 86km nữa thôi bạn sẽ đạt đến điểm đích là thành phố Đà Nẵng.
Thời gian di chuyển của cả 2 cung đường dao động từ 17 tiếng đến 18 tiếng. Vì quãng đường dài và trải qua một số địa hình hơi khó đi nên bạn cần cân nhắc nghỉ ngơi tại một vài chặng để đảm bảo tay lái vững vàng để có một chuyến trải nghiệm trọn vẹn hơn.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một vài chi phí khi đi loại phương tiện này như: tiền xăng (dao động từ 300k - 350k) cho chuyến hành trình gần 900km,và một số chi phí phát sinh ăn uống, nghỉ ngơi dọc đường.Đặc biệt, trước khi đi, bạn nên chú ý bảo dưỡng lại xe cho tốt hơn, phòng khi lâu ngày một vài bộ phận xe sẽ hư hỏng khi đi đường dài.
Đi bằng xe khách
Để giữ sức cho chuyến thăm quan tại Đà Nẵng thay vì phượt bằng xe máy, bạn có thể chọn ô tô làm phương tiện cho chuyến du lịch của mình. Ưu điểm của loại hình này là sự tiện ích và giá thành hợp lí với hầu hết khách hàng. Do nhu cầu đi lại của con người ngày càng tăng, kéo theo đó là sự ra đời hàng loạt các hãng xe khách để đáp ứng thị hiếu đa dạng của hành khách, từ ghế ngồi đến giường nằm... sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn để phù hợp với túi tiền của mình.
Hầu hết tất cả các hãng xe khách sẽ trải qua chặng đường Sài Gòn - Đà Nẵng dài khoảng 850km. Xuất phát từ bến xe miền Đông, xe sẽ di chuyển để đi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Sau khi đi hết 55km cao tốc, xe sẽ rẽ phải để đi vào quốc lộ 1A. Từ đây, xe sẽ đi dọc QL1A để tới địa phận thành phố Đà Nẵng.
Có rất nhiều hãng xe giường nằm chạy tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng, có một số hãng xe uy tín bạn nên chọn như:
Xe giường nằm Phương Trang:
Tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng
Xe giường nằm chất lượng cao, Free Wifi, máy lạnh
Phục vụ khăn lạnh, nước suối miễn phí
Thời gian di chuyển: 22h30
Số chuyến: 5 chuyến/ngày (chuyến sớm nhất khời hành lúc 9h, trễ nhất lúc 18h30)
Tổng đài: 1900 6067
Xe giường nằm Phúc Thuận Thảo
Chạy tuyến TPHCM - Đà Nẵng
Trang bị máy lạnh, wifi, giường nằm tiện nghi
Miễn phí nước suối, khăn lạnh
Thời gian: 19h50; 2 chuyến/ ngày (sáng khởi hành:11h , chiều: 16h)
Tổng đài đặt vé: 1900 7070
Xe giường nằm Phi Hiệp
Xe giường nằm chất lượng cao
Phục vụ nước uống đóng chai, khăn lạnh
Phục vụ 2 bữa ăn
Thời gian: 22h; 2 chuyến/ngày (chuyến đầu khời hành lúc 13h, chuyến sau vào lúc 16h)
SĐT liên lạc: 0905 100 743
Xe giường nằm Xuân Tùng
Tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng
Giường nằm, phục vụ khăn lạnh, nước uống
Thời gian di chuyển: 20h, khởi hành lúc 10h
Tổng đài đặt vé: 1900 7070
Xe giường nằm A Tỷ:
Tuyến Sài Gòn đi Đà Nẵng
Thời gian di chuyển: 16h; xuất bến lúc: 10h
Điện thoại đặt vé: 0839 712 763
Ngoài ra, còn một số hãng xe khác cũng triển khai tuyến TpHCM - Đà Nẵng. Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập website vexere.com để tham khảo giá cả và đặt vé phù hợp với kinh phí cá nhân.
So với sân bay hay nhà ga thì bến xe Đà Nẵng không nằm gần trung tâm thành phố lắm. Từ bến xe Đà Nẵng du khách có thể đi taxi, xe bus, grab, thuê xe máy… về khách sạn nghỉ ngơi hay đến các điểm tham quan. Khoảng cách từ bến xe Đà Nẵng đến sân bay Quốc tế Đà Nẵng khoảng 6km, đến bán đảo Sơn Trà khoảng 22km, đến Bà Nà Hill khoảng 31km, đến biển Mỹ Khê khoảng 10km,…
Di chuyển bẳng tàu lửa
Tàu lửa luôn là loại phương tiện được đánh giá cao về độ an toàn và hiếm khi xảy ra rủi ro, tai nạn. Vì lẽ đó, loại phương tiện này được khá nhiều người tin tưởng lựa chọn.Trên hành trình Sài Gòn - Đà Nẵng di chuyển bằng tàu lửa, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những bãi biển quyến rũ rực nắng vàng - đặc sản thiên nhiên của dải đất miền Trung đầy nắng gió.
Khoảng cách từ ga Sài Gòn đến ga Đà Nẵng khoảng 933km.Bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 15 - 17 tiếng cho chuyến hành trình Sài Gòn-Đà Nẵng bằng tàu hỏa. Tuy nhiên, thời gian di chuyển sẽ phụ thuộc vào loại tàu lửa mà bạn đi.
Một ngày có khoảng 5 - 6 chuyến tàu đi từ TpHCM -Đà Nẵng. Chạy tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng thì có các tàu như: SE2, SE4, SE6, SE8, SE22, TN2.
Thời gian di chuyển của mỗi tàu là khác nhau. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian đi của mình có thể chọn những chuyến như SE6,SE8,SE2 với thời gian dao động từ 15h - 17h; còn nếu bạn không vội mà muốn tiết kiệm chi phí có thể chọn các tàu như TN2 hoặc SE21... thời gian dao động các tàu rơi vào khoảng 19 - 21 tiếng. Chuyến sớm nhất trong ngày là chuyến SE8 khởi hành vào lúc 6h và muộn nhất là chuyến SE4vào lúc 22h.
Tùy vào khả năng chi tiêu, bạn có thể chọn những loại ghế phù hợp. Hiện có trang bị các loại ghế ngồi như ghế cứng, ghế mềm điều hòa. Giá vé cho những loại này tầm 250k đến gần 500k, tùy thuộc vào vị trí ghế, toa và ngày đi. Bên cạnh đó, còn có giường nằm điều hòa loại mềm và cứng. Giá cho loại chỗ này cao hơn so với ghế ngồi, dao động tầm gần 400k đến gần 600k.
Để biết cụ thể thời gian, giá vé cho mỗi loại chỗ, bạn có thể truy cập website DSVN.vn để chọn lựa chỗ ngồi phù hợp nhất với mình.
Ga Đà Nẵng nằm ở ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn có thể sử dụng các phương tiện như xe bus, xe taxi, xe ôm, xích lô, đi Grab hay thuê xe đưa đón để đến các điểm du lịch ở Đà Nẵng. Ga Đà Nẵng cách sân bay Đà Nẵng 3km, cách Bà Nà Hill 30km, cách Bán đảo Sơn Trà 20km, cách biển Mỹ Khê 7km, cách Ngũ Hành Sơn 12km, cách phố cổ Hội An 30km,…
Du lịch bằng máy bay
Sân bay Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất ở miền Trung, có quy mô lớn thứ ba Việt Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh) và sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Các hãng hàng không nội địa: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar đều mở các chuyến bay từ các thành phố lớn đến Đà Nẵng và ngược lại. Giá vé dao động từ 600.000đ đến 2.200.000đ (tùy thời điểm đặt vé mà mức giá sẽ chênh lệch).
Từ TP.Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng: hơn 30 chuyến bay/ 1 ngày, thời gian bay khoảng 1 tiếng 15 phút, các hãng khai thác chuyến bay: Vietnam Airline, Vietjet Air, Jetstar.
Hãng hàng không Vietnam Airlines
Một ngày hãng hàng không này thường triển khai khoảng hơn 10 chuyến bay của đường bay Sài Gòn - Đà Nẵng. Với nhiều khung giờ khác nhau, từ sáng sớm đến tối khuya, nhưng khung giờ bay là không cố định mà khác nhau giữa các ngày trong tuần.
Giá vé bay một chiều SG - ĐN dao động tầm gần 2 triệu đến hơn 3 triệu cho hạng vé phổ thông tùy vào thời điểm bay.
Hãng hàng không Jetstar
Có khoảng 5 chuyến bay chặng SG - ĐN trong ngày với đa dạng khung giờ bay, phù hợp cho nhiều đối tượng khách. Giá vé cho hãng này cũng khá mềm so với Vietnam Airlines, rất phù hợp với đối tượng có mức thu nhập trung bình vì chỉ khoàng tầm gần 800.000 - hơn 1triệu đồng(mức giá áp dụng cho ngày thường) cho 1 lượt bay, tùy vào thời điểm bay.
Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air
Sự ra đời của hãng hàng không này đã tạo điều kiện cho những người có thu nhập không cao được trải nghiệm loại phương tiện mà trước đây được xem sang chảnh.Bởi hãng hàng không này thường tung ra những chương trình ưu đãi giá vé cực rẻ mà nếu chịu khó dành thời gian săn lùng bạn có thể sở hữu những chiếc vẻ có giá trị dưới mức 100.000 đồng.
Trong ngày thì hãng này thường triển khai khoảng 5 chuyến bay chặng SG - ĐN. Mức giá cho những thời điểm bình thường khoảng 700 000- 1 triệu đồng (mức giá áp dụng ngày thường).
Các phương đi từ sân bay về trung tâm Đà Nẵng như: xe bus, xe ôm, xe taxi, bus, thuê xe đưa đón hoặc Grab. Sân bay Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 3 km. Từ đây du khách cũng dễ dàng ghé thăm các điểm du lịch ở Đà Nẵng bởi không quá xa. Sân bay Đà Nẵng cách bán đảo Sơn Trà 20km, cách bãi biển Mỹ Khê 7km, cách Bà Nà Hill 25km, cách Ngũ Hành Sơn 13km, cách phố cổ Hội An 30km,…
Phương tiện đi Đà Nẵng từ Hà Nội
Cũng giống như xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có rất nhiều cách để đi từ thủ đô Hà Nội vào thành phố Đà Nẵng.Từ phương tiện tự túc cho đến các dịch vụ vận chuyển như xe khách, tàu lửa, máy bay...
Xe máy
Khi lựa chọn loại phương tiện này, bạn phải chắc rằng mình có thể lực dẻo dai, kinh nghiệm cầm lái đủ tốt để chinh phục cung đường qua nhiều con đèo hiểm hách. Nhưng nếu bạn là người có chút máu phiêu lưu trong mình, hãy một lần thử thách bản thân vì bạn sẽ trưởng thành hơn từ những trải nghiệm của mình, đó là món quà vô giá mà chỉ những người dám can đảm thách thức chính bản thân mới có thể nhận được. Đặc biệt hơn, đây là dịp để bạn mở mang tầm mắt khi thỏa sức mãn nhãn với đặc sản núi non hùng vĩ của miền Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Bạn sẽ trải qua cung đường kéo dài khoảng 768km và mất khoảng 14 tiếng trên xe (không kể thời gian nghỉ giữa đường) để hoàn thành chặng này. Lộ trình chủ yếu xuyên suốt quốc lộ 1A từ Nghệ AN đến Đà Nẵng.Bạn nên chuẩn bị một số chi phí dự trù như tiền xăng khoảng 300 000 đồng cho quãng đường 768km và một số chi phí ăn nghỉ dọc đường.
Từ nội thành Hà Nội, đi về phía đường cao tốc Hà Nội-Ninh Bình, sau đó rẽ vào QL1A đến địa phận tỉnh Nghệ An. Sau đó tiếp tục dọc theo quốc lộ 1A để tiến vế địa phận Đà Nẵng. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ rằng, sau khi đi hết tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tới hầm Hải Vân, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thì có thể sử dụng dịch vụ trung chuyển xe qua hầm. Bạn vẫn còn một lựa chọn khác là đi bằng đường đèo mặc dầu sẽ tốn nhiều thời gian hơn và địa hình có hơi hiểm trở. Đèo Hải Vân được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan, là chốn bồng lai tiên cảnh nên sẽ không uổng phí khi bạn bỏ thêm thời giờ và công sức để đi bằng con đường này.Sau khi qua đèo hoặc hầm, bạn tiếp tục men theo QL1A hay đường ven biển Nguyễn Tất Thành sẽ tới trung tâm TP. Đà Nẵng.
Xe khách
Loại phương tiện này có ưu điểm đó là giá cả phù hợp, tiết kiệm,chất lượng ngày càng được nâng cấp, trang bị giường nệm, điều hòa không khí, tối đa hóa mức độ hài lòng của khách hàng. Vì vậy, hãy một lần thử trải nghiệm những tiện ích mà loại phương tiện này mang lại.
Hầu hết các hãng xe chạy tuyến Hà Nội - Đà Nẵng bằng QL1A, với quãng đường dài khoảng 768km, mất khoảng 14h đến 18h. Với tuyến HN - ĐN, có một số hãng phổ biến như:
Hãng xe Phương Trang
Xe giường nằm, phục vụ nước suối và khăn lạnh
2 chuyến một ngày, chuyến đầu tiên khởi hành lúc 11h30, chuyến sau lúc 19h30
Thời gian di chuyển: 18h15
Tổng đài đặt vé: 1900 6067
Hãng xe giường nằm Hoàng Vân
Có nước mát và khăn lạnh
1 chuyến/ngày, xuất bến vào 17h
Thời gian: 17h
SĐT liên hệ : 0905 539 216 hoặc 0905 268 689
Hãng xe giường nằm Quang Vinh
Phục vụ miễn phí khăn lạnh, nước mát
Điều hòa suốt tuyến, free Wifi
Thời gian di chuyển: 20 tiếng, 1 chuyến/ ngày, xuất bến 12h45
Điện thoại: 0902 203 376 hoặc 0932 347 335
So với sân bay hay nhà ga thì bến xe Đà Nẵng không nằm gần trung tâm thành phố lắm. Từ bến xe Đà Nẵng du khách có thể đi taxi, xe bus, grab, thuê xe máy… về khách sạn nghỉ ngơi hay đến các điểm tham quan. Khoảng cách từ bến xe Đà Nẵng đến sân bay Quốc tế Đà Nẵng khoảng 6km, đến bán đảo Sơn Trà khoảng 22km, đến Bà Nà Hill khoảng 31km, đến biển Mỹ Khê khoảng 10km…
Tàu lửa
Quãng đường đi bằng tàu lửa từ ga Hà Nội đến ga Đà Nẵng là 791km, mất khoảng khoảng từ 15 đến 17 tiếng đồng hồ. Có khoảng 6 chuyến trong ngày chạy tuyến HN - ĐN, các tàu chạy tuyến này gồm có tàu SE5,TN1, SE1,SE19 và tàu chạy chuyến sớm nhất là SE7 lúc 6h sáng, muộn nhất là tàu SE3 là vào lúc 22h tối. Ngoài ra,còn nhiều khung giờ khởi hành khác trong ngày nên bạn có thể lựa chọn linh động phù hợp cho công việc của mình.
Tàu hiện nay có trang bị nhiều loại chỗ ngồi với một số toa có trang bị điều hòa suốt tuyến, đi kèm nhiều mức giá khác nhau như ghế cứng với mức giá khoảng từ 300k đến 370k, ghế mềm dao động từ 700k đến 800k, giường nằm cứng 550k đến hơn 700k, giường nằm mềm khoảng từ 700k đến hơn 800k; tùy thời điểm đặt vé và vị trí chỗ ngồi.Tùy vào kinh phí chuyến đi mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại ghế phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Để thuận tiện cho việc đặt vé, bạn có thể truy cập website DSVN.vn để tham khảo giá thành cho mỗi chuyến.
Ga Đà Nẵng nằm ở ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn có thể sử dụng các phương tiện như xe bus, xe taxi, xe ôm, xích lô, đi Grab hay thuê xe đưa đón để đến các điểm du lịch ở Đà Nẵng. Ga Đà Nẵng cách sân bay Đà Nẵng 3km, cách Bà Nà Hill 30km, cách Bán đảo Sơn Trà 20km, cách biển Mỹ Khê 7km, cách Ngũ Hành Sơn 12km, cách phố cổ Hội An 30km…
Máy bay
Thời gian cho chặng bay Hà Nội - Đà Nẵng chỉ khoảng từ 1 tiếng 15 phút. Nên loại phương tiện này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, phù hợp cho những ai có chuyến nghỉ ngắn ngày tại Đà Nẵng. Đối với đường bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng có khoảng gồm 24 chuyến bay trực tiếp của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet, jetstar.
Hãng hàng không Vietnam Airlines
Trong ngày có khoảng 13 chuyến bay từ cảng hàng không Hà Nội vào Đà Nẵng.Với nhiều khung giờ bay, chuyến sớm nhất khoảng 6h và muộn nhất vào khoảng 20h45.Có sự chênh lệch giữa giá vé của các khung giờ bay khác nhau, dao động trong khoảng 800 ngàn đồng - đến hơn 3 triệu đồng.
Hãng hàng không Jetstar
Mỗi ngày hãng hàng không này triển khai 2 chuyến bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Chuyến đầu tiên cất cánh vào 7h25 sáng và chuyến thứ 2 vào lúc 17h25 chiều. Giá vé cũng dao động trong khoảng 600 - 800k.
Hãng hàng không Vietjet Air
Với khoảng 9 chuyến bay một ngày khởi hành vào nhiều thời điểm khác nhau, bạn có thể thuận tiện hơn trong việc sắp xếp công việc. Giá vé cho hãng này cũng khá mềm chỉ dao động khoảng 700 - 800k mức giá áp dụng cho ngày thường. Tuy nhiên, hãng hàng không này cũng thường có những ưu đãi, giảm giá, tung ra nhiều vé rẻ, nên nếu như bạn chịu khó dành thời gian thường xuyên online để săn vé, có thể sẽ sở hữu được những chiếc vé với giá trị có khi chỉ dưới 100 ngàn đồng.
Các phương đi từ sân bay về trung tâm Đà Nẵng như: xe bus, xe ôm, xe taxi, bus, thuê xe đưa đón hoặc Grab. Sân bay Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 3 km. Từ đây du khách cũng dễ dàng ghé thăm các điểm du lịch ở Đà Nẵng bởi không quá xa. Sân bay Đà Nẵng cách bán đảo Sơn Trà 20km, cách bãi biển Mỹ Khê 7km, cách Bà Nà Hill 25km, cách Ngũ Hành Sơn 13km, cách phố cổ Hội An 30km…
Điểm tham quan ở Đà Nẵng
Tất tần tật các điểm tham quan du lịch ở Đà Nẵng mà du khách phải ghé cùng với thông tin điểm đến, giá vé, hướng dẫn đi đến các điểm tham quan.
Đà Nẵng - Thành phố của những cây cầu
Khi nhắc tới Đà Nẵng, có lẽ cầu sông Hàn là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mọi người, bởi lẽ chiếc cầu này đã tạo được dấu ấn sâu sắc trong sự đổi thay về kinh tế, xã hội của thành phố bên bờ sông Hàn. Cầu sông Hàn là điểm nổi bật trong bầu trời kiến trúc tại Việt Nam, vì đây là chiếc cầu quay duy nhất của cả nước.Ngày nay, thành phố đã điều chỉnh giờ quay của cầu để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Đó là vào 23-24h thứ 7, CN hàng tuần; riêng đối với những ngày từ thứ 2 - thứ 6, cầu sẽ quay từ 1h và quay lại lúc 2h, hôm nào có tàu cầu sẽ quay lại lúc 4h.
Là một biểu tượng mới của Đà Nẵng bởi lối kiến trúc độc đáo, cầu Rồng cũng là một điểm tham quan thu hút nhiều du khách viếng thăm. Năm 2014, cầu Rồng vinh dự được nhận giải thưởng EEA - một giải thưởng dành cho những thiết kế danh giá nhất thế giới. Độc đáo hơn, vào mỗi 21h tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần sẽ diễn ra màn trình diễn phun lửa, nước kéo dài 15 phút phục vụ cho người dân địa phương và du khách khi đến thăm quan, dạo chơi trên cầu.
Cách không xa cầu Rồng, bạn có thể thấy một chiếc cầu rất đồ sộ với kiến trúc khá mới lạ mang hình dáng một chiếc buồm no gió trên biển Đông, đó là cầu Trần Thị Lí. Điều đặc biệt khi tới đây, bạn có thể ngắm toàn bộ khung cảnh Đà Nẵng từ tầm cao tại sàn vọng cảnh sau khi đi thang máy nằm ở trục giữa cầu.
Khác với những cây cầu khác, cầu Thuận Phước với vị trí nằm ngoài rìa khu trung tâm thành phố, nên có phần yên tĩnh hơn. Về kiến trúc, chiếc cầu này cũng không thua kém các cây cầu bắc qua sông Hàn khác. Nó được mệnh danh là chiếc cầu dây võng dài nhất Việt Nam, hệ thống chiếu sáng vào ban đêm cũng rất lộng lẫy. Vì vậy, khi đến Đà Nẵng, bạn không nên bỏ qua địa điểm lí tưởng này.
Thành phố của những bài biển đẹp nhất hành tinh
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng những bãi biển thật dịu dàng với những bãi cát vàng óng ánh, nước xanh trong cũng những rặng dừa rợp bóng. Vì vẻ đẹp nồng nàn ấy, Mỹ Khê - một trong số những bãi biển của Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất địa cầu. Vì vậy, khi tới Đà Nẵng, du khách nhất định phải đến địa điểm hấp dẫn này.
Bán đảo Sơn Trà - lá phổi xanh của thành phố
Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên, hãy bổ sung bán đảo Sơn Trà vào danh sách những điểm đến nên khám phá khi du lịch tại Đà Nẵng của mình.Trong chuyến hành trình chinh phục bán đảo Sơn Trà, bạn sẽ đi qua rất nhiều địa điểm đẹp như cảng Tiên Sa, bãi Rạng, bãi Bụt, mũi Nghê... và ngôi chùa Linh Thiêng mang tên Linh Ứng. Chùa Linh Ứng là một trong 3 ngôi chùa linh thiêng có cùng tên gọi ở Đà Nẵng. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc đậm nét Á Đông với tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam(cao 67m) hướng ra biển, với ý nguyện che chở cho mùa vụ sóng yên biển lặng và quốc thái dân an.
Một trong những địa điểm thu hút du khách khi đến với Sơn Trà là Cây đa ngàn năm - Bách niên đại thụ. Hiện này thành phố đang cố gắng bảo tồn và gìn giữ cây cổ thụ này để vừa phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, vừa góp phần bảo vệ lá phổi xanh cho thành phố.
Hành trình chinh phục những con đường quanh co sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên cùng những kí ức về những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mọi mệt nhọc sẽ được xóa tan khi bạn đặt chân lên đỉnh bàn cờ nhờ phong cảnh hùng vĩ nơi đây,nơi của sự hòa quyện núi non, biển nước và mây trời, tạo cho ta cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.Thời điểm hoàn hảo nhất có lẽ là sáng sớm, khi mọi vật còn chìm trong cái hơi se lạnh của sương sớm, những tia nắng bình minh le lói sẽ tạo cho bạn cảm gian bình yên, lãng mạn đến khó tả.
Trạm rada cũng là một điểm dừng chân lí tưởng trong chuyến hành trình chinh phục Sơn Trà của bạn. Được mệnh danh là mắt thần Đông Dương, trạm Rada hiện nay vẫn được sử dụng cho mục đích quân sự, đảm bảo an toàn cho vùng một vùng trời rộng từ Đồng Hơi - Quảng Bình đến Buôn Ma Thuột. Mặc dầu không được vào khu vực bên trong nhưng du khách có thể chọn cho mình những vị trí để lưu giữ lại những hình ảnh với ba quả cầu trắng đặc trưng của điểm dừng chân này.
Đi đến bán đảo Sơn Trà bằng cách nào?
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, đi hướng Đông lên cầu sông Hàn, tiếp tục đi thẳng rồi rẽ vào đường Phạm Văn Đồng, đi hết đường thì rẽ tay trái, cứ men dọc theo đường Võ Nguyên Giáp rồi đến hết đường Hoàng Sa là tới được Bán đảo Sơn Trà.
Chùa Linh Ứng
Là điểm tâm linh khá nổi tiếng ở Đà Nẵng. Tuy nhiên có đến 3 chùa Linh Ứng dẫn đến một số du khách thường nhầm lẫn. Vị trí các ngôi chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng:
• Chùa Linh Ứng Non Nước, Ngũ Hành Sơn: nằm trên ngọn núi Thủy Sơn của Ngũ Hành Sơn và xây dựng từ thời vua Gia Long.
• Chùa Linh Ứng, bán đảo Sơn Trà: nằm trên bán đảo, đây là ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng về mặt quy mô lẫn kiến trúc. Ngôi chùa Linh Ứng này có tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam với lưng tựa núi, mặt hướng biển.
• Chùa Linh Ứng, Bà Nà: nằm trên đỉnh Bà Nà, chùa Linh Ứng này có tượng Đức Bổn Sư uy nghi cao 27 mét.
Đèo Hải Vân - Thiên hạ đệ nhất hùng quan
Đèo Hải Vân là ranh giới tự nhiên ngăn cách tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phố Đà Nẵng, là con đèo nức tiếng hiểm hách nhất Việt Nam trong lộ trình từ Bắc vào Nam. Dẫu vậy, đèo Hải Vân ngày nay vẫn thu hút đông đảo cộng đồng phượt và các công ty lữ hành đang tập trung khai thác điểm đến hấp dẫn này.
Không tự nhiên mà đèo Hải Vân được sướng danh là Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Trong hành trình chinh phục Hải Vân, bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ hồi hộp khi đi qua những đoạn đường cheo leo, hay nín thở khi qua những đoạn cua khúc khuỷu, đến trầm trồ ngạc nhiên trước khung cảnh mỹ miều của mẹ Thiên nhiên, hay một phút tĩnh lặng trầm mình vào không khí dịu mát khi tới đỉnh. Hãy một lần đến với Hải Vân, bạn mới cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt thế mà khó có ngôn từ nào có thể lột tả hết được.
Làm sao đến được đèo Hải Vân?
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, chạy dọc theo đường Điện Biên Phủ hướng về Quận Liên Chiểu, rồi tiếp tục băng qua cầu vượt Ngã ba Huế, đi hết đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Lương Bằng sẽ đến được chân đèo Hải Vân.
Bà Nà Hill – Thiên đường nghỉ dưỡng của miền Trung
Cách trung tâm thành phố 25km về phía Tây, Bà Nà tọa lạc trên đỉnh núi Chúa cao 1487m so với mực nước biển.Với khí hậu ôn đới hài hòa, Bà Nà được mệnh danh là Đà Lạt của miền Trung, là địa điểm tránh nóng lí tưởng cho du khách vào những ngày nắng nóng. Đên đây, du khách sẽ được trải nghiệm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong cùng một ngày; thả tâm hồn mình hòa vào thiên nhiên khi bước đi trong mây, ngất ngây giữa bản hòa ca của núi rừng để tạm gác đi mọi phiền muộn đời thường.
Bà Nà chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên và ấn tượng với vô vàn điều lí thú. Cáp treo Bà Nà với 4 kỉ lục Guinness sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm mới lạ và những phút giây thư thái trên cabin khi lơ lửng giữa núi rừng bát ngát.
Sau khi di chuyển bằng tàu hỏa leo núi đầu tiên tại Việt Nam để đến với Vườn hoa Le Gardin d’amour, bạn sẽ lạc vào xứ sở của muôn hoa khoe sắc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhiều loài hoa quý đến từ nhiều nơi trên thế giới, thỏa thích ghi lại bức tranh muôn màu cùng gia đình, bạn bè.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chút gì đó tĩnh lặng trong tâm hồn, Chùa Linh Ứng là địa điểm mà nhất định bạn phải viếng thăm.Trước pho tượng Phật linh thiêng khổng lồ cao 27m trong không gian tĩnh mặc của núi rừng, con người dễ trở nên nhỏ bé và muốn cởi bỏ hết đi lớp áo bụi trần.
Điểm nhấn của Bà Nà chính là khu làng Pháp, một công trình tái dựng lối kiến trúc Tây Âu đậm chất cổ điển, một phức hợp của nhiều công trình đặc sắc: quảng trường, nhà thờ, khách sạn, thị trấn, làng mạc... Đến với làng Pháp, du khách như được ngược dòng thời gian để tận hưởng không gian sống lãng mạng, đậm chất thơ và chiêm ngưỡng sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng đường nét kiến trúc của một quốc gia lâu đời nhất thế giới.
Điểm cuối cùng trong hành trình khám phá Thiên đường nghỉ dưỡng Bà Nà - Núi Chúa là công viên giải trí Fantasy Park với hơn một trăm trò chơi ấn tượng thích hợp cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn, hứa hẹn đem lại cho bạn một chuyến thăm quan trọn vẹn hơn.
Giá vé vào cổng
Người dân Đà Nẵng
Người lớn(>1.3m): 400 000 đồng
Trẻ em(1m-1.3m): 300 000 đồng
Trẻ em(<1.3m): Miễn phí
Người ngoại thành
Người lớn(>1.3m): 650 000 đồng
Trẻ em(1m-1.3m): 550 000 đồng
Trẻ em(<1.3m): Miễn phí
Giá vé bao gồm phí cáp treo, thăm quan làng Pháp, hầu hết các trò chơi tại Fantasy Park và máng trượt, phí tham quan tàu hỏa leo núi - Vườn hoa - Hầm rượu Debay
Giá vé không bao gồm phí tham quan bảo tàng sáp: 100.000 đồng
Lịch hoạt động của cáp treo: 7h30 - 21h30 hằng ngày
Từ trung tâm thành phố, đi đường nào tới được Bà Nà Hill?
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng di chuyển theo hướng Bắc vào đường Điện Biên Phủ, qua cầu vượt Ngã ba Huế tiếp tục đi thẳng trên con đường Tôn Đức Thắng, sau đó rẽ trái vào đường Hoàng Văn Thái và đi thẳng mãi sẽ tới được khu du lịch Bà Nà.
Ngũ Hành Sơn – vùng “địa linh” của xứ Quảng
Tọa lạc tại xã Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, khu du lịch Non Nước( Ngũ Hành Sơn) cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km và nằm trên tuyến Đà Nẵng - Hội An. Vùng đất này xưa nay nức tiếng là “địa linh” xứ Quảng, chính vì thế khi đến đây du khách sẽ được thuyết minh về những truyền thuyết, sự tích dân gian hấp dẫn,lì kì gắn liền với sự hình thành của khu danh thắng.
Ngũ Hành Sơn là phức hợp của 6 ngọn núi được đặt tên theo thuyết ngũ hành: Kim Sơn. Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn (2 ngọn), Thổ Sơn. Trong đó, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và có vẻ đẹp mỹ miều nhất.
Đến với Thủy Sơn, du khách sẽ lên xuống hàng trăm bậc tam cấp để thăm thú nhiều hang động đẹp và nhiều ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng.Vào mỗi 19.2 âm lịch hằng năm, tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn lại diễn ra lễ hội Quán thế âm thu hút đông đào hàng nghìn du khách hành hương từ mọi nơi đổ về, để cầu mong cho một năm sung túc, an vui.
Dưới chân núi là làng nghề mỹ nghệ non nước đã có tên tuổi từ hàng trăm năm nay. Những mặt hàng lưu niệm từ đá cẩm thạch đặc trưng của vùng núi Non Nước chắc chắn sẽ là những món quà ý nghĩa dành tặng cho bạn bè, người thân sau chuyến đi của mình.
Vé tham quan khu danh thắng
- Điểm tham quan Ngọn Thủy Sơn:
+ Người lớn: 40.000đ/người/lần
+ Học sinh, sinh viên: 10.000đ/người/lần
+ Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn thu
-Vé thang máy một chiều: 15 000đồng/lượt
- Điểm tham quan Động Âm Phủ:
+ Người lớn: 20.000đ/người/lần
+ Học sinh, sinh viên: 7.000đ/người/lần
+ Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn thu
Giờ mở cửa: 7h-17h30 tất cả các ngày trong tuần
Đường đi đến khu du lịch Ngũ Hành Sơn
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, rẽ phải vào tỉnh lộ Đà Nẵng Hội An, chạy thẳng trục đường Ngô Quyền/ QL14 - Lê Văn Hiển, Ngũ Hành Sơn nằm trên tuyến đường này.
Công viên Châu Á (Asia Park)
Được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Sungroup, từ khi khánh thành và đưa vào sử dụng cho đến nay, Asia Park trở thành điểm sáng trong vô vàn các địa điểm vui chơi giải trí của du khách đến với Đà thành.
Dưới bàn tay tài ba của nhà thiết kế lừng danh Bill Bensley, một khuôn viên rộng 880.082m2 đã biến thành một quần thể gói trọn được 9 nền văn hóa lớn của Châu Á như: Nhật Bản, Trung quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đến với Châu Á thu nhỏ, du khách sẽ được tận hưởng không gian văn hóa đậm chất Á Đông qua lối kiến trúc đặc sắc của từng quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm những trò chơi cảm giác mạnh đạt chuẩn quốc tế như tàu lượn siêu tốc, tháp rơi tự do, tàu điện trên không, máng trượt…
Chưa hết, vòng xoay mặt trời Sunwheel - top 10 vòng xoay cao nhất thế giới sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư thái, lãng mạn khi ngồi trong cabin để thưởng thức toàn cảnh thành phố biển về đêm.
Giá vé vào cổng
Người dân Đà Nẵng Người ngoại tỉnh
Người lớn 200 000 đồng 300 000 đồng
Trẻ em(1m-1.3m) 150 000 đồng 200 000 đồng
Trẻ em(<1.3m) Miễn phí Miễn phí
Giá bao gồm vòng xoay Sunwheel, tham quan bằng Monorail và các trò chơi ngoài trời khác.
Giờ mở cửa: 15h30-22h30 các ngày trong tuần
Địa chỉ: 1 Phan Đăng Lưu, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng
Công viên suối khoáng nóng Thần Tài
Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, dòng suối nước nóng này có thể nói là món quà thiên nhiên ban tặng. Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài được thiết kế xây dựng với vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có những sản phẩm tắm khoáng cùng với trà, rượu, cà phê, sữa, bùn và đặc biệt là tắm khoáng nóng theo văn hóa Nhật Bản mà thường được gọi là tắm ONSEN (tắm tiên).
• Địa chỉ: QL14G, Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng
• Giá vé: vé vào cồng: 300.000 đồng/người
• Giá buffet: 200.000 đồng/người
Phim trường Thuận Phước Field
Thuận Phước Field hay còn gọi là Khu điện ảnh và dã ngoại Đà Nẵng là nơi có nhiều khung cảnh thú vị hứa hẹn sẽ tạo ra vô số bức ảnh lung linh cho những bạn trẻ đam mê “sống ảo” hay các cặp đôi sắp cưới.Nằm bên hông cầu Thuận Phước và cuối dòng sông Hàn, Thuận Phước Field mang đến cho khách hàng những trải nghiệm về kiến trúc tinh tế của nền văn minh Châu Âu, cùng những vẻ đẹp thiên nhiên lộng lẫy, những đồng cỏ lau, những thảo nguyên xanh mướt…
• Địa chỉ: Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
• Giá vé: 200.000 đồng/người (không giới hạn thời gian tham quan).
• Trẻ em cao trên 1m2 tính giá 50%.
• Trẻ em dưới 1m2 miễn phí.
Khu du lịch Hòa Phú Thành: Đây là khu du lịch tổ hợp với nhiều hoạt động như : trượt thác, trượt Zipline, massage Cá, nhà nghỉ và nhà hàng ăn uống với nhiều món ngon địa phương. Với trò trượt thác nước thì đây là hoạt động mới và duy nhất ở Việt Nam. Còn trò Zipline thì đã có ở Huế và Quảng Bình, nay bạn có thể chơi trò này tại Đà Nẵng.
• Địa chỉ: xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
• Giá vé: vé vào cổng khu du lịch: 30.000 đồng/người, miễn phí trẻ cao dưới 1,3m
• Giá vé trượt thác (bao gồm áo phao, mũ bảo hiểm và xe vận chuyển) 180.000 đồng/người
• Giá vé massage cá: 30.000 đồng/lượt
• Giá vé trượt Zipline: 50.000 đồng/lượt
Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Nằm ngay bên bờ sông Hàn, phía cuối chân cầu rồng tại số 2, đường 2.9, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, bảo tàng Chăm Đà Nẵng được đánh giá có quy mô lớn nhất Việt Nam, lưu giữ một quá khứ vàng son của Vương quốc Chămpa cổ xưa.Bảo tàng được xây dựng bởi những người Pháp yêu khảo cổ. Hiện nay, bảo tàng đang sưu tầm, lưu giữ và trình bày các hiện vật, di sản và những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật đặc sắc được tìm thấy tại các thành lũy, tháp của người Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.
Đến thăm quan bảo tàng, du khách sẽ được mở mang tầm nhìn và kiến thức về các giá trị lịch sử, văn hóa của một dân tộc mà trình độ về cảm thụ nghệ thuật và khả năng sáng tạo của họ ở một tầm rất cao.Những kiệt tác điêu khắc mô phỏng lại đời sống sinh hoạt và pho tượng các vị thần tạo nên một không gian muôn màu,đầy sống động.
Giá vé thăm quan
Người lớn: 40 000đồng
Sinh viên: 5000 đồng
Giờ mở cửa : 7h-17h các ngày trong tuần
Bảo tàng Khu 5 và bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh quân khu 5
Hai bảo tàng đều thuộc hệ thống các bảo tàng quân đội và bảo tàng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước. Bên trong bảo tàng quân khu 5 trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu, hình ảnh tái hiện lại hai cuộc chiến tranh anh dũng chống Pháp,Mĩ của dân tộc Việt Nam và những chiến công hiển hách của các lực lượng vũ trang quân khu 5.Hiện vật trưng bày ngoài trời bao gồm những vũ khí tối tân của quân đội Pháp, Mỹ bị tịch thu bởi quân đội ta khi bị đánh bại và được sử dụng để đánh ngược lại địch.
Đến với bảo tàng Hồ Chí Minh, du khách sẽ được thăm quan nhiều khu trưng bày những di vật của Hồ chủ tịch, cốt lõi để thể hiện tình cảm son sắt, sự nhớ ơn của người Việt Nam đối với Bác cũng như sự hi sinh cao cả của người để đổi lấy sự tự do cho muôn dân Việt Nam.
Địa chỉ: số 3 Duy Tân. Phường Hòa Thuận Đông, Hải Châu, Đà Nẵng
Thời gian mở cửa đón khách thăm quan: 7h30-16h30 các ngày trong tuần
Vé vào cổng: Miễn phí vé cho du khách trong nước và thu phí 20.000 đồng đối với du khách nước ngoài.
Làng chiếu Cẩm Nê
Là một trong những làng nghề cổ nhất Đà Nẵng chuyên làm chiếu. Với bề dày kinh nghiệm của những nghệ nhân nơi đây, chiếu Cẩm Nê đã tạo được tiếng tăm trong lòng người tiêu dùng và khách du lịch khi đến tham quan mua sắm.
• Địa chỉ: xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang và cách trung tâm Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam
Làng cổ Túy Loan
Là ngôi làng cổ nổi tiếng và đặc trưng nhất của thành phố Đà Nẵng. Cảnh vật nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc, có dòng sông, bến nước, bãi bờ, làng quê, đồng lúa, cầu qua, chợ búa... Nghề làm bánh tráng và mì Quảng ở Tuý Loan nổi tiếng từ xa xưa. Hiện nay còn trên 5 lò bánh, trong đó có lò Bà Tỉnh với nghề gia truyền hơn 40 năm.
• Địa chỉ: xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang và cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 15km
Phố cổ Hội An: tuy Hội An và Đà Nẵng là 2 địa danh riêng biệt nhưng đến Đà Nẵng mà không ghé thăm phố cổ thì rất đáng tiếc. Chỉ cách nhau 30km, phố cổ Hội An mang nét đẹp bình dị được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khu phố cổ này có những ngôi nhà trăm tuổi vẫn giữ gìn nét kiến trúc nguyên vẹn qua bao năm tháng. Rất nhiều người dừng chân ghé thăm và rồi bị mê hoặc khi nhìn ngắm dãy phố tường màu vàng cũ kĩ, những con hẻm nhỏ rêu phong hay phố đèn lồng màu sắc rực rỡ.
• Giá vé: khách Việt Nam: 80.000 đồng/người/lượt. Mỗi vé sẽ được tham quan cảnh quan khu phố cổ, các hoạt động nghệ thuật, trò chơi dân gian, chợ đêm và tự chọn 3 trong 22 điểm sau:
• Công trình văn hóa: Chùa Cầu, đình Cẩm Phô, Tụy Tiên Đường, Minh Hương, Miếu Quan Công.
• Bảo tàng: Lịch sử văn hóa, Gốm sứ mậu dịch, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa dân gian.
• Nhà cổ: Quân Thắng, Đức An, Phùng Hưng, Tấn Ký, nhà thờ tộc họ Trần, nhà thờ tộc Nguyễn Tường.
• Hội quán: Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông.
• Xưởng thủ công mĩ nghệ và xem nghệ thuật cổ truyền, xưởng thêu XQ Hội An.
• Mộ thương nhân Nhật Bản: Gu Sokukun, Tani Yajirobei, Banjiro.
Phương tiện đi lại ở Đà Nẵng
Để di chuyển tham quan tại các địa điểm tại Đà Nẵng bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện phù hợp với nhu cầu của bản thân. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:
Xích lô
Hiện nay thành phố đang triển khai đội hình xe xích lô phục vụ du khách,đáp ứng nhu cầu thăm quan, dạo quanh các địa điểm đẹp chủ yếu tại khu vực trung tâm.Đây là phương tiện tương đối rẻ nhưng vẫn mang lại cảm giác hài lòng cho du khách bởi sự phục vụ tận tâm của đội ngũ lái xe.
Địa điểm tập trung thường là trước khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch và những tuyến đường chính tại khu vực trung tâm
Giá xe xích lô được tính theo giờ với mức 30.000VND/giờ.
Du khách có nhu cầu về xích lô du lịch, liên hệ điện thoại 0511.3.887722
Xe ôm
Đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng, dịch vụ “xe ôm thân thiện” đã được đưa vào hoạt động.Ưu điểm của loại phương tiện này đó là linh động trong việc di chuyển giữa các điểm tham quan, giá cả tiết kiệm, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm, được huấn luyện các kĩ năng xử lí tình huống khi cầm lái, đảm bảo sự an toàn cho du khách. Đặc biệt, phương tiện có gắn đồng hồ tính cước công khai minh bạch được kiểm định bởi các cơ quan chức năng, tạo hình ảnh chuyên nghiệp và đem tới sự an tâm nhất cho du khách khi trải nghiệm dịch vụ.
Bảng giá tính cước
Km đầu tiên: 4000đ
Km tiếp theo – Km15: 6000đ
Km16-Km30:5000đ
Km31 trở đi:4000đ
Điện thoại liên hệ: 01232.54.54.54 – 01244.331.331
Xe Bus
Nếu bạn muốn tiết kiệm kinh phí để dành cho các hoạt động vui chơi khác thì xe bus chính là sự lựa chọn phù hợp. Hiện có 5 tuyến xe bus chạy tuyến nội thành và các vùng lân cận ở ngoại thành.
Tuyến số 1: Bến xe Đà Nẵng – Bến xe Hội An:
Hành trình lượt đi: Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Trần Phú – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe Hội An.
Hành trình lượt về: Bến xe Hội An – Lê Văn Hiến – Ngũ Hành Sơn – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Bạch Đằng – Phan Đình Phùng – Yên Bái – Lê Duẩn -Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng.
Tần suất: 20 phút/chuyến.
Số chuyến (đi và về) trong ngày: 38 chuyến.
Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ 30 đến 17 giờ 50.
Tuyến số 2: Kim Liên – Chợ Hàn
Hành trình lượt đi: Kim Liên – Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Ngô Gia Tự – Hùng Vương – Trần Phú – Trần Quốc Toản – Bạch Đằng.
Hành trình lượt về: Bạch Đằng – Hùng Vương – Ngô Gia Tự – Lê Duẩn – Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Kim Liên.
Tần suất: Bình thường: 20 phút/chuyến;
Cao điểm: 15 phút/chuyến;
Số chuyến (đi và về) trong ngày: 62 chuyến.
Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ 30 đến 18 giờ 00.
Tuyến số 3: Bến xe Đà Nẵng – Bến xe Ái Nghĩa
Hành trình lượt đi: Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lý Thái Tổ – Hùng Vương – Ông Ích Khiêm – Hoàng Diệu – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cánh Mạng Tháng Tám – Hoà Cầm – Quốc lộ 14B – Ngã ba Hoà Đông – Bệnh viện Bắc Quảng Nam – Ngã tư Ái Nghĩa – Bến xe Ái Nghĩa.
Hành trình lượt về: Bến xe Ái Nghĩa – Ngã tư Ái Nghĩa – Bệnh viện Bắc Quảng Nam – Ngã ba Hoà Đông – Quốc lộ 14B – Hoà Cầm – Cách Mạng tháng Tám – Núi Thành – Trưng Nữ Vương – Hoàng Diệu – Ông Ích Khiêm – Hùng Vương – Lý Thái Tổ – Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng.
Tần xuất: 30 phút/chuyến.
Số chuyến (đi và về) trong ngày: 24 chuyến.
Thời gian hoạt động: từ 5 giờ 30 đến 17 giờ 00.
Tuyến số 4: Đà Nẵng – Tam Kỳ
Hành trình lượt đi: Nguyễn Tất Thành – Đường 3/2 – Đống Đa – Quang Trung – Trần Cao Vân – Hà Huy Tập – Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Hữu Thọ – Cánh Mạng Tháng Tám – Ông Ích Đường – Cầu Cẩm Lệ – Quốc lộ 1A – Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Hòa Hương.
Hành trình lượt về: Hoà Hương – Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu – Quốc lộ 1A – Cầu Cẩm Lệ – Ông Ích Đường – Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Tri Phương – Điện Biên Phủ – Hà Huy Tập – Trần Cao Vân – Quang Trung – Đống Đa – Đường 3/2 – Nguyễn Tất Thành.
Tần xuất: 15 phút/chuyến.
Số chuyến (đi và về) trong ngày: 24 chuyến.
Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ đến 18 giờ 00.
Tuyến số 5: Đà Nẵng – Phú Đa
Hành trình lượt đi: Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng – Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Văn Linh – Lê Đình Lý – Nguyễn Tri Phương – Trưng Nữ Vương – Duy Tân – Núi Thành – Cánh Mạng Tháng Tám – Hoà Cầm – Quốc lộ 1A – Tỉnh lộ 610 – Ngã ba Phú Đa.
Hành trình lượt về: Ngã ba Phú Đa – Tỉnh lộ 610 – Quốc lộ 1A – Hoà Cầm – Cách Mạng Tháng Tám – Núi Thành – Duy Tân – Trưng Nữ Vương – Nguyễn Tri Phương – Lê Đình Lý – Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Tri Phương – Điện Biên Phủ – Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng.
Tần xuất: 30phút/chuyến.
Số chuyến (đi và về) trong ngày: 24 chuyến.
Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ 15 đến 16 giờ 45.
Taxi
Hiện có 7 hãng taxi hoạt động tại địa bàn Đà Nẵng, trong đó 4 hãng lớn nhất là Mai Linh, VinaSun Green, Taxi Sông Hàn và Taxi Tiên Sa.
Taxi Mai Linh Đà Nẵng
-Số điện thoại taxi Mai Linh Đà Nẵng: 0511.3.56.56.56
Taxi VinaSun Green
Số điện thoại taxi VinaSun Đà Nẵng: 0511.3.68.68.68
Taxi Tiên Sa Đà Nẵng
Số điện thoại taxi Tiên Sa: 0511.3.79.79.79
Taxi Sông Hàn Đà Nẵng
Số điện thoại taxi Sông Hàn: 0511.3.72.72.72
Số điện thoại các hãng Taxi Đà Nẵng còn lại
Taxi Datranco: 0511.3.815.815
Taxi Hương Lúa: 0511.3.82.82.82
Taxi Hàng Không Đà Nẵng: 0511.3.27.27.27
Giá cả các hãng này chênh lệch không nhiều so với các hãng Taxi lớn nhưng có phẩn rẻ hơn nhưng chất lượng dịch vụ cũng khá tốt.
Thuê xe máy
Bạn thích cảm giác tự cầm lái để khám phá những địa điểm hấp dẫn trong nội thành hay chinh phục những miền đất mới ở ngoại ô, bạn có thể thuê một chiếc xe máy để thực hiện ý tưởng của mình. Chắc chắn cảm giác tự tay cầm lái sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm khác biệt và ấn tượng hơn bao giờ hết.
Sau đây là một vài địa chỉ cho thuê xe máy giá rẻ và uy tín tại Đà Nẵng
Công ty xe máy Trường Đạt – địa chỉ K65/86 Tô Hiến Thành.
Giá thuê xe tại công ty xe máy Trường Đạt:
• Thời gian thuê xe máy 01 ngày là 140k/ngày/ 1 xe máy ( Đã bao gồm chi phí vận chuyển xe ).
• Thuê xe máy từ 2 ngày: 120k/ngày/ 1 xe máy.
• Thời gian từ từ 3 ngày trờ lên: 100k/ngày/ 1 xe máy.
=> Để thuê xe các bạn có thể liên hệ theo: SĐT: 0969.722.744 (A.Tuấn) và 0969.822.844 (A.Hưng). Chi tiết thông tin tại: www.xemaychothuedanang.com.
Công ty xe Lê Trường – gần bãi biển Mỹ Khê.
Giá thuê xe tại công ty xe máy Lê Trường:
• Giá xe máy cho thuê dao động từ 80.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày (24 tiếng) tùy loại xe.
• Giá thuê xe máy Đà Nẵng 90.000vnđ/ngày đối với khách thuê từ 5 ngày trở lên.
• Giá thuê xe máy Đà Nẵng 100.000vnđ/ngày đối với khách thuê từ 3-4 ngày.
• Giá thuê xe máy Đà Nẵng 120.000vnđ/ngày đối với khách thuê từ 2 ngày.
• Nếu quý khách thuê ngắn hạn chỉ 1 ngày hoặc thuê theo giờ thì phí sẽ là 13ok/ ngày. Nếu bạn đến tận cửa hàng xe để lấy xe thì phí sẽ là 100k/ ngày.
=> Liên hệ đặt xe theo sđt: 0981.331.331 (A.Thuận). Tìm hiểu thêm tại: www.thuexemaydanang.net
Công ty Anh Tuấn Motorbike – Địa chỉ: 141/16 Tiểu La.
Giá thuê xe tại công ty xe máy Lê Trường:
• Công ty xe máy Anh Tuấn cho thuê xe giá 50.000d đối với khách thuê xe máy dài hạn.
• Giá thuê xe máy chỉ 100.000vnđ/ngày đối với khách thuê từ 3-4 ngày.
• Giảm giá hơn nữa cho khách hàng thuê xe máy trên 5 ngày, giá đặc biệt rẻ cho khách hàng thuê dài hạn.
=> Liên hệ đặt xe theo số điện thoại 0905.70.80.90 (anh Tịnh)
Dịch vụ cho thuê xe Phương Bình – ĐC: 04 Phan Hữu Ích.
Giá thuê xe tại dịch vụ cho thuê xe Phương Bình:
Với nhiều dòng xe khác nhau cho bạn lựa chọn như: Xe Nouvo Lx, Honda Wave RSX đỏ, Jupiter Gravita, Honda Wave RS đỏ, Wave S100, Exciter, Honda Lead, Honda Wave, Space, Sirius, Air Blade 125cc… Với giá dao động từ 80k – 150k/ ngày (Tùy từng loại xe, số ngày thuê)
=> Liên hệ đặt xe theo sđt: 0906.40.80.40 hoặc 0984.241.372. website:www.thuexemayphuongbinh.com.
Lưu ý: Khi thuê bạn cần có CMND, tiền đặt cọc,…và nhớ kiểm tra chất lượng của xe trước khi quyết định thuê.
Tàu du lịch
Tàu Du lịch Hàn Giang do DNTN Hàn Giang khai thác.
• Địa chỉ liên hệ : 31/9 Lương Thế Vinh.
• Điện thoại : 0511 3831 444.
Tàu Du lịch Sông Hàn
Phục vụ khách du lịch thưởng ngoạn trên sông Hàn. Tàu là nhà hàng nổi có sức chứa 250 khách bao gồm tầng trệt, tầng 1 và sân thượng, có dịch vụ ăn uống và ca nhạc.
• Xuất phát tại bến đối diện Bảo tàng Điêu khắc Chămpa
• Mỗi ngày có hai chuyến : 17h30 – 19h30; 20h00 – 22h00
• Giá vé (tham khảo): 20.000VND/người, trẻ em dưới 12 tuổi 10.000VND/người.
• Điện thoại : 0511 3871 069.
Grab
Bắt đầu từ ngày 11/11, GrabCar đã có mặt tại Đà Nẵng. Du khách có thể đặt xe đến những điểm du lịch trong thành phố và khu vực lân cận Đà Nẵng. Tuy nhiên, số lượng xe hơi ít nên đôi khi khách phải chờ khá lâu mới có xe.
Ăn uống ở Đà Nẵng
Du khách du lịch Đà Nẵng thường băn khoăn việc ăn gì ngon, ăn ở đâu cho bổ và rẻ. Dưới đây là những thông tin bỏ túi dành cho mọi du khách về việc ăn gì, ăn ở đâu khi đến Đà Nẵng.
Mỳ Quảng
Khi nhắc tới ẩm thực miền Trung, có lẽ Mỳ Quảng chính là cái tên mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến đầu tiên.Một tô mỳ Quảng thơm ngon là sự kết hợp hài hòa của nhiều nguyên liệu tươi ngon và sự nêm nếm đậm đà của nước dùng được tạo nên từ những gia vị đặc trưng. Mỳ Quảng không có một công thức độc nhất mà có thể được biến tấu khi nấu bằng các nguyên liệu khác nhau như lươn, cá lóc, sườn non… nhưng phổ biến nhất có lẽ là tôm, gà, trứng, thịt… Một chút bùi bùi của đậu phộng, thêm chút dòn dòn của vụn bánh tráng nướng, một ít vị chan chát của rau sống ăn kèm… tất cả quyện vào nước nhân được chan sấm sấp trên sợi mỳ dai dai sẽ tạo cho thực khách một vị giác đâm đà đến khó quên. Các quán Mỳ Quảng nổi tiếng ăn ngon ở Đà Nẵng:
• Quán Mì Quảng Thi - 251 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Mì Quảng Bà Mua - 19 Trần Bình Trọng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Mì Quảng 1A - Hải Phòng - 1A Hải Phòng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Mì Quảng Bà Vị - 166 Lê Đình Dương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Mì Quảng Đại Lộc Lê Phước Phượng - 277 Đống Đa, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Bánh tráng cuốn thịt heo
Bánh tráng cuốn thịt heo không còn là cái tên quá lạ lẫm đối với thực khách gần xa.Có lẽ vì sự thơm ngon khó cưỡng, ngày nay càng nhiều nhà hàng từ Nam ra Bắc bổ sung món ăn này vào thực đơn để đáp ứng thị hiếu của du khách.
Nguyên liệu tạo nên món bánh tráng cuốn thịt heo cũng hết sức mộc mạc như chính con người miền Trung nơi đây. Tuy nhiên, để tạo sự ngon miêng cho món ăn cần sư tỉ mỉ trong khâu chọn lựa và chuẩn bị nguyên liệu.Thịt heo nên chọn lựa phần thịt ở mông hoặc đùi, nên hấp hơi để giữ được độ ngọt của thịt. Rau sống ăn kèm cũng là những loại rau phổ biến dễ tìm nhưng cần đảm bảo được độ tươi, không héo úa. Các loại rau sống bao gồm xà lách, diếp cá, bắp chuối xát mỏng,hành lá, ngò, giá... Mắm nêm chính là yếu tố tạo nên linh hồn của món ăn này. Chính vị cay nồng, mằn mặn và hương vị đặc trưng của mắm nêm hài hòa với sắc ngọt của thịt, độ tươi mát của rau tạo nên một món ăn không cầu kì trong cách chế biến mà vô tình trở nên tinh túy, níu giữ thực khách gần xa đến với miền Trung đầy nắng gió.
Với món bánh tráng cuốn thịt heo, bạn nên thưởng thức tại:
• Quán Bánh Tráng Thịt Heo Trần - 4 Lê Duẩn, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Mậu - 35 Đỗ thúc Tịnh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
• Quán Đại Lộc - 97 Trưng Nữ Vương , Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Quê Nhà - K72/1C Hàm Nghi, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
• Quán Bánh tráng Thịt Heo Bà Hường - 364 2 tháng 9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Bánh Tráng Thịt Heo Bà Hường - 35/2 Hàm Nghi , Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
• Quán Quê Tôi (Bánh Tráng Thịt Heo Đại Lộc) - 64 Nguyễn Du, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Bê thui Cầu Mống
Đây là một trong những món ăn được thực khách săn lùng mỗi khi du lịch tại Đà Nẵng. Rất ít quán phục vụ Bê thui cầu Mống ngon vì tính bí mật gia truyền của nó, và theo nhiều người đánh giá để làm được một món bê thui ngon, cần rất nhiều sự khéo léo trong quá trình chế biến. Một lát thịt bê xắt mỏng, hai tầng chín tái, có độ trong ở phần da và cảm giác dai dòn khi cắn thì mới gọi là đạt chuẩn. Rau ăn kèm với Bê thui Cầu Mống rất phong phú bao gồm tía tô, xà lách, rau quế, chuối chát, khế chua, giá…và sẽ kém ngon nếu như thiếu đi mắm cá cơm - một loại mắm không thể thay thế khi dùng kèm.
Địa chỉ Quán bê thui Cầu Mống nổi tiếng mà bạn nên ghé
• Quán Bê Thui Cầu Mống Ngọc Lan - 895 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
• Quán Bê Thui Cầu Mống 100 Điện Biên Phủ - 100 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
• Quán Bê Thui Cầu Mống Cường Thịnh - 99 Ông Ích Khiêm, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Bê Thui Cầu Mống Quế Sơn - 224 Nguyễn Tri Phương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Quán Bê Thui Cầu Mống Lợi - 12 Ngô Thì Nhậm, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
• Lân Lân Quán - Bê Thui Cầu Mống - 16 Lê Đình Dương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
• Bê Thui Cầu Mống Huynh Đệ - 14B Phạm Văn Đồng, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
• Quán Bê Thui Kim Chi - 490 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Gỏi Cá Nam Ô
Thật sự phải là người sành ăn thì bạn mới cảm nhận được hết cái ngon và sự mới lạ trong hương vị của món ăn này. Điều đặc biệt của món ăn là làm từ cá Cơm sống, ăn kèm với rau thơm và nước mắm tự pha chế phù hợp theo khẩu vị cảu mình.
Đến với thành phố biển Đà Nẵng, hãy một lần thử đặc sản này để làm giàu thêm vôn kiến thức về ẩm thực của bạn, chắc chắn sẽ để lại cho bạn những sắc vị khó quên.
Địa chỉ gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng
• Gỏi cá Bà Mì, đường Mai Lão Bạn
• Quán Gỏi cá Tấn ở 464 Điện Biên Phủ
• Quán Gỏi cá Sáu Hào tại 232 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê.
• Quán 972 Nguyễn Lương Bằng, Nam Ô, TP Đà Nẵng
Bánh Xèo Miền Trung
Nếu bạn là người miền Nam, khi đến Đà Nẵng du lịch, hãy một lần thử thưởng thức bánh xèo của người miền Trung, để cảm nhận sự khác biệt và tính đa dạng trong văn hóa ẩm thực của từng vùng miền. So với bánh xèo miền Nam, bánh xèo miền Trung có phần dày hơn, khi ăn dòn hơn chứ không mềm như bánh xèo miền Nam.Nhân bánh chủ yếu là tôm và thịt xắt lát mỏng và giá đỗ. Lúc ăn, rau sống sẽ được cuốn tròn trong lớp bánh dòn tạo cảm giác đỡ ngấy. Nước mắm nên pha thêm chút chanh, một ít đường và tỏi ớt băm, sẽ tạo được một hương vị vẹn nguyên cho món bánh xèo xứ Quảng.
Địa chỉ quán bánh xèo ngon Đà Nẵng
• Bà Dưỡng: K280/23 Hoàng Diệu, Đà Nẵng
• Cô Mười: 23 Châu Thị Vĩnh Tế, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
• Năm Hiền: 47C Ngô Gia Tự, Đà Nẵng
• Quán Bà Hồng - 84 Lê Độ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
• Quán Bánh Xèo Tôm Nhảy (Đặc Sản Quy Nhơn) - 140 Nguyễn Đức Trung, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Bánh Canh
Ngoài bánh tráng cuốn thịt heo thì còn món bánh canh cũng là món ngon Đà Nẵng đặc biệt đáng để thử … nhiều lần. Tại sao lại nhiều lần vì bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, nguyên liệu khác nhau nên tạo ra những hương vị khác nhau. Có bánh canh ruộng, bánh canh ghẹ, bánh canh cá lóc, bánh canh riêu cua… mà chắc hẳn 1 lần đến Đà Nẵng các bạn không thể thử hết được.
• Bánh canh Dì Trang, quán vỉa hè đối diện 31 Phạm Hồng Thái, 10k, bán sau 3h chiều.
• Bánh canh Ruộng, 47 Hà Thị Thân, 20 Hà Thị Thân.
• Bánh canh chả cá: 88 Lý Tự Trọng.
• Bánh canh cá nướng - 100 Khúc Hạo.
• Bánh canh vịt - 393 Hải Phòng .
• Bánh canh Bà Bông - Nguyễn Công Trứ, bán từ 6h đến 18h hàng ngày.
• Bánh canh cá lóc Bà Sáu - 298 Hoàng Diệu, bán từ 14h tới 24h.
• Bánh canh ghẹ Lintee - 42 Điện Biên Phủ.
• Bánh canh cá lóc Tơ - 140 Lê Đình Dương.
• Bánh canh Sâm - 18 Hải Hồ.
• Bánh canh Mợ tèo 1 - 208 Tố Hữu.
• Bánh canh cá lóc, chả cua Bé Huế - 97 Ông Ích Khiêm.
• Bánh canh cá lóc - 198 Phan Đăng Lưu.
• Bánh canh Nam Phổ - 34 Võ Văn Tần, bán 14h đến 17h.
Bún Bò
Có nguồn gốc từ Huế nhưng bún bò cũng hết sức phổ biến ở Đà Nẵng. Với nguyên liệu phong phú bao gồm: thịt bò, thịt chân giò, giò bò, tiết lợn… kết hợp cùng với các loại gia vị như gừng, xả, hành, hạt tiêu… khiến món ăn này hấp dẫn cả về hình thức lẫn mùi vị.
• Bún bò O Lợi - 38/53 Lê Hữu Trác, chỉ bán sáng.
• Bún bò Huế Mệ Mui - 63 Lê Hồng Phong.
• Bún bò Huế Kim Long - 288 Đống Đa.
• Nhà Hàng Cỏ - Ẩm thực Bò Việt, 302 Phan Châu Trinh
• Bún Bà Cháu - 137 Đống Đa,
• Bún bò bà Diệu - 17 Trần Tống.
• Bún bò Thủy - 218/4 Đống Đa.
• Bún bò Huế bà Gái - 47 Ngô Gia Tự.
• Bún bò bà Khiểm - 41 Triệu Việt Vương.
Món Ốc
Với những bạn trẻ thì Đà Nẵng còn có một món ăn vặt khá hấp dẫn là ốc hút. Cái cảm giác xuýt xoa với bát nước mắm chấm ốc cay cay vị ớt, thơm thơm mùi gừng và lá chanh vẫn là một cảm giác tuyệt nhất. Quán Ốc ở Đà Nẵng thường bán buổi tối, và có nhiều sự lựa chọn khác nữa mà không chỉ có ốc như: bánh tráng nướng, trứng cút lộn, nem chua rán…
• Quán Trang: ngã ba Tăng Bạt Hồ với Trần Kế Xương, chỉ bán buổi tối.
• Ốc hút tượng đài: ngay đường đi vào công viên Châu Á, chỉ bán buổi tối.
• Ốc Ken 174 Đống Đa.
• Ốc hút bà Mỹ – 30 Hoàng Hoa Thám.
• Ốc Cay, 176 Ông Ích Khiêm.
• Các quán ốc buổi tối ở đường Lê Duẩn.
Hải Sản
Là thành phố biển, nên ẩm thực Đà Nẵng đặc trưng với những món ăn được làm từ hải sản như Nghêu hấp xả, sò lông rưới mỡ hành, lẩu hải sản, mực chiên giòn, bạch tuột nướng… mà chỉ cần nhắc tên thôi, ta cũng khó lòng cưỡng lại được.
Địa chỉ quán Hải sản ngon Đà Nẵng
• Năm Đảnh: K139/H59/38 Trần Quang Khải, P. Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
• Bà Thôi:100 Lê Đình Dương, Đà Nẵng
• Bé Mặn: Lô 14, Hoàng Sa, Sơn Trà, Đà Nẵng
Tré Bà Đệ
Sau khi thỏa sức vui chơi, thăm viếng các địa điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố biển xinh đẹp, du khách thường muốn chọn mua những đặc sản địa phương để làm quà cho người thân. Tré Bà Đệ chắc chắn sẽ là món quà lí tường dành cho bạn bè, gia đình mà bạn nên chuẩn bị sau chuyến du lịch từ Đà Nẵng trờ về.
Trụ sở duy nhất:
81 Hải Phòng, Phường Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Vui chơi, giải trí ở Đà Nẵng
Sau một ngày vui chơi,thăm thú và thưởng thức những đặc sản ngon của Đà thành, du khách có thể chọn những quán cà phê bên bờ sông Hàn thơ mộng để tận hưởng không khí dịu mát về đêm hoặc chọn những quán bar, pub sôi động để gặp gỡ những con người từ nhiều miền đất mới cũng về đây tụ họp và hòa mình vào nhịp sống chung của người Đà Nẵng về đêm.
Một vài quán café và bar đẹp mà bạn nên ghé thăm:
- Quán café Danang Souvernire: 34 Bạch Đằng, Hải Châu
- Mây cafe:156 Bạch Đằng, Hải Châu
- Cộng cafe: 96-98 Bạch Đằng
- Memory Lounge: 7 Bạch Đằng
- Molly cafe: chân cầu Tình Yêu, đường Trần Hưng Đạo
- Sky 36 - Sky bar cao nhất Việt Nam: tầng 35-36 Novotel DaNang Premier Han River, 36 Bạch Đằng, Hải Châu.
- QQ Lounge Pub DnD: 18-20 Bạch Đằng
- New Phương Đông bar: 20 Đống Đa, Hải Châu, Đà Nẵng
- Lunna Pub: 9A Trần Phú. Phường Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
Mua sắm ở Đà Nẵng
Ở Đà Nẵng có nhiều đặc sản để du khách thưởng thức cũng như mua về làm quà tặng bạn bè như chả bò, bò khô, nai khô... Bên cạnh đó, có thể mua quà lưu niệm, đá thủ công mỹ nghệ… Trong các khu chợ địa phương, cửa hàng lưu niệm, siêu thị đặc sản ở Đà Nẵng đều bày bán nhiều mặt hàng đa dạng, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Một số mặt hàng phổ biến được tìm mua nhiều là:
Hải Sản và thịt khô
Đà Nẵng là thành phố biển nức tiếng với nhiều đặc sản làm từ các loại hải sản tươi ngon như Mực rim, mực khô, cá khô tẩm, tôm khô, vi cá mập… hay các loại mắm đặc trưng của miền Trung như mắm dưa, mắm ruốc, mắm nêm, nước mắm Nam Ô và cả rong biển Mỹ Khê - một món ăn rất được du khách ưa chuộng.Bên cạnh hải sản khô, còn có Nai khô và Bò khô là những món nhậu rất được lòng thực khách gần xa.
Những mặt hàng trên được bày bán phổ biến tại chợ Cồn và chợ Hàn, hầu hết các chương trinh thăm quan đều dừng tại các địa điểm này nên du khách có thể thỏa sức tìm mua những đặc sản trên tại đây.
Nem tré Bà Đệ
Là một trong những đặc sản ẩm thực độc đáo ở Đà Nẵng. Thành phần chính gồm thịt nạc, thịt vai, thịt mông, da heo… ướp cùng gia vị: nước mắm, tỏi, vừng, riềng. Sau đó đóng gói, ủ từ 2 - 3 ngày cho lên men. Tré Bà Đệ có hương vị dai dai, giòn và mùi thơm của thịt, tỏi, riềng lên men rất ngon, không bị ngấy khi ăn.
Địa chỉ mua hàng:
• 81 Hải Phòng
• Siêu Thị BigC đường Hùng Vương
• Siêu thị Metro đường Cách Mạng tháng 8
• Phòng cách ly Sân bay Quốc tế Đà Nẵng
Chả bò Đà Nẵng:
Chả bò Đà Nẵng được làm từ 100% thịt bò tươi. Đặc điểm của chả bò Đà Nẵng là hương vị thơm ngon, chất lượng, không có chất bảo quản, không có phèn sa. Cắt khoanh chả bò Đà Nẵng khách sẽ thấy mùi thơm rất đặc trưng của chả bò và miếng chả có màu đỏ hồng, vị hơi ngọt nhưng cũng rất đậm đà, giòn và dai.
Địa chỉ mua hàng:
• Chả bò Bà Hường - số 4 đường Hoàng Diệu, Đà Nẵng
• Cửa hàng đặc sản Chính Gốc - số 144 Lê Văn Hiến, Đà Nẵng
• Siêu thị đặc sản Miền Trung - số 12 Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng
Nước mắm Nam Ô
Từ lâu nước mắm Nam Ô đã vang danh khắp nước nhờ công thức chế biến tuyệt vời, trở thành đặc sản nhiều du khách tìm mua khi đến Đà Nẵng. Nước mắm Nam Ô được chế biến từ cá cơm than, lựa con vừa phải và muối ướp với thứ muối lấy từ Nha Trang, Bình Thuận. Khi chiết ra, nước mắm có màu đỏ sậm như cánh gián cùng mùi thơm rất hấp dẫn.
Địa chỉ mua hàng:
• Cửa hàng đặc sản Chính Gốc - số 144 Lê Văn Hiến, Đà Nẵng
• Công ty Dasun - số 75 Lê Ngân, Đà Nẵng
Bò khô
Bò khô Đà nẵng có màu đỏ nâu sẫm, hương thơm đậm đà, độ ngọt mặn vừa phải, dai nhưng không cứng. Tuy là sản phẩm rất thích hợp để nhắm với rượu, khô bò cũng thường được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với đu đủ xanh bào sợi..để làm món nộm bò khô.
Địa chỉ mua hàng:
• Chợ Hàn
• Siêu thị đặc sản Miền Trung - số 12 Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng
Rong biển Mỹ Khê
Rong biển Mỹ Khê là đặc sản Đà Nẵng tuy ít người biết nhưng có nhiều giá trị trong cuộc sống, từ làm thuốc chữa bệnh đến nấu canh, nấu chè. Rong biển Mỹ Khê có dạng sợi đen và dài, ngâm nước sẽ nở ra to. Ngoài dùng nấu canh, có thể nấu chung với tôm, thịt, salad với các món xào, chiên, trộn,…
Địa chỉ mua hàng:
• Cửa hàng đặc sản Chính Gốc - số 144 Lê Văn Hiến, Đà Nẵng
• Siêu thị đặc sản Miền Trung - số 12 Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng
Bánh khô mè Cẩm Lệ
Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng, và mè. Bột gạo pha với bột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, sau đó tẩm đường hoặc tẩm mè… Là một đặc sản của vùng Quảng Nam - Đà Nẵng nhưng có lẽ bánh khô mè của tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Thoạt nhìn, bánh khô mè hơi giống với mè xửng của xứ Huế nhưng bánh ăn dòn hơn và có vị mùi của mè, nhâm nhi với một lí trà nóng lại càng ngon hết sẩy.
Lại bánh này hiện nay được bày bán tại nhiều chợ trên địa bàn thành phố, đặc biệt là chợ Côn và chợ Hàn là 2 khu chợ được nhiều du khách thăm ghé.
Địa chỉ mua hàng:
• Đại lý bánh khô mè bà Liễu - số 50 Ngô Gia Tự, Đà Nẵng
• Cơ sở sản xuất bánh khô mè bà Nhứt - cầu Cẩm Lệ, phường Khuê Trung, Đà Nẵng
Mắm dưa, mắm nêm, mắm ruốc...
Là thành phố biển nên khi ghé Đà Nẵng, du khách có thể tìm mua các loại mắm để làm quà. Các loại mắm này có thể pha thêm nước, đường, chanh để làm nước chấm hoặc làm gia vị nấu ăn.
Địa chỉ mua hàng:
• Đặc sản dì Cẩn - K99/2B Lê Đình Dương, Đà Nẵng
• Chợ Hàn
Các loại hải sản khô: ở Đà Nẵng cũng có nhiều loại hải sản khô để du khách mua về thưởng thức cũng như làm quà tặng như cá khô, mực khô…
Địa chỉ mua hàng:
• Siêu thị đặc sản Miền Trung - số 12 Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng
• Chợ Hàn
• Cửa hàng đặc sản miền Trung: 274 Nguyễn Tri Phương.
Đá thủ công mỹ nghệ
Qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Đà Nẵng, bạn sẽ chiêm ngưỡng được các tác phẩm nghệ thuật bằng đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và tinh xảo. Các tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các loại đồ trang sức bằng đá…
Địa chỉ mua hàng:
• Cơ sở điêu khắc đá Phú Quý - số 93 Huyền Trân Công Chúa, Đà Nẵng.
• Cơ sở đá Nhựt Mạnh - số 183B Huyền Trân Công Chúa, Đà Nẵng.
• Cơ sở Xuất Anh - số 28 Huyền Trân Công Chúa, Đà Nẵng.
Ngoài ra, du khách có thể ghé các khu chợ, cửa hàng, siêu thị ở Đà Nẵng để mua sắm:
• Siêu thị Big C: 255 - 257 Hùng Vương, quận Thanh Khê.
• Chợ Cồn: 318 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu.
• Chợ Hàn: đường Trần Phú, gần cầu quay sông Hàn.
• Chợ hải sản đường Võ Nguyên Giáp.
• Chợ siêu thị Đà Nẵng: 46 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê.
• Siêu thị Coop Mart Đà Nẵng: 478 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê.
• Cửa hàng đặc sản miền Trung: 274 Nguyễn Tri Phương.